Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thời gian thử thách án treo quy định thế nào?

Xin hỏi luật sư. Tòa án nhân dân tỉnh đã xử phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm đối với A là phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; thời gian thử thách là 4 năm không phải nộp án phí dân sự sơ thẩm. Như vậy quy định thế nào về thời gian thử thách, mong luật sư tư vấn về án treo và thời gian thử thách của án treo, việc miễn án phí có đúng quy định? để tôi hiểu thêm. xin cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Do bạn không trình bãy rõ người phạm tội bị tội gì, các hành vi phạm tội cụ thể như nào nên chúng tôi không có căn cứ để tư vấn cho bạn là hình phạt của Tòa án có hợp lý hay không. Vì vậy, bạn có thể tham khảo các quy định dưới đây về các hình phạt được áp dụng trong trường hợp này:

1. Điều kiện hưởng án treo

Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về án treo và điều kiện hưởng án treo như sau:

“1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

…”

>> Tư vấn quy định về án treo và thời gian thử thách án treo, gọi: 1900.6169

Bên cạnh đó, Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định về Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo như sau:

“Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

2. Có nhân thân tốt.

Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

...

4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”

2. Thời gian thử thách án treo

- Quy định về thời gian thử thách của án treo

Thời gian thử thách của án treo là khoảng thời gian đủ để người bị án treo tự khẳng định về sự tự giác cải tạo, giáo dục của mình. Mặt khác, thời gian thử thách của án treo cũng giúp tòa án có điều kiện kiểm tra tính đúng đắn trong việc áp dụng án treo đối với người phạm tội đó.

- Ấn định thời gian thử thách án treo

Tại điều 65 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về thời gian thử thách án treo như sau:

“. ... ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.”

Theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định về Ấn định thời gian thử thách án treo như sau:

“Khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm.”

- Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách án treo

 

Tại Điều 5 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định về thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách án treo như sau:

"Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách được xác định như sau:

1. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

2. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

3. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm.

...

3. Về miễn tiền án phí

Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về Miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án như sau:

“1. Những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí:

đ) Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.”

Như vậy, nếu thuộc trường hợp nêu trên thì việc Tòa án quyết định miễn án phí cho gia đình bạn là phù hợp với quy định.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo