LS Vy Huyền

Để chứng cứ ghi âm có giá trị trong quá trình điều tra

Luật sư tư vấn về giá trị pháp lý của chứng cứ ghi âm. Làm thế nào để chứng cứ ghi âm có giá trị pháp lý trong hình sự


Nội dung cần tư vấn:

Luật sư cho em hỏi gia đình em có người thân bị thiệt mạng trong quá trình bị công an huyện đuổi bắt. Gia đình em có làm đơn gửi lên viện kiểm sát và công an tỉnh, nhưng họ trả lời công an huyện không phải chịu trách nhiệm gì với cái chết của người nhà em. Và phủ nhận việc công an huyện đã đuổi bắt người nhà em dẫn đến cái chết. Em có ghi âm lại được lời của một số người nói rằng tận mắt nhìn thấy công an huyện đuổi người nhà em chạy xuống nước, người nhà em kêu cứu nhưng công an huyện mặc kệ. Vậy em có thể sử dụng đoạn ghi âm đó làm bằng chứng được không ạ? Em rất mong được giúp đỡ. Cảm ơn luật sư ạ!
 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 86 của Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 có giải thích về chứng cứ như sau: Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Như vậy, đoạn ghi âm của bạn được coi là chứng cứ hay không cần phải quy điều tra, xác minh và phụ thuộc vào nội dung mà đoạn ghi âm đó cung cấp.

các nguồn để cơ quan điều tra thu thập, xác định chứng cứ giải quyết vụ việc được quy định tạiĐiều 87 Luật tố tụng hình sự 2015, bao gồm:
 
Điều 87. Nguồn chứng cứ

 

1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

 

a) Vật chứng;

 

b) Lời khai, lời trình bày;

 

c) Dữ liệu điện tử;

 

d) Kết luận giám định, định giá tài sản;

 

đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

 

e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

 

g) Các tài liệu, đồ vật khác.

 

2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Theo đó, bạn cung cấp cho cơ quan điều tra một dữ liệu điện tử để xác định chứng cứ. Bộ luật tố tụng hình sự cũng có quy định về nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử tại Điều 99 như sau:

 

Điều 99. Dữ liệu điện tử

 

1. Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.

 

2. Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.

 

3. Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

 

Theo đó, bạn có thể bảo quản nguyên vẹn và cung cấp đoạn ghi âm đang có cho cơ quan điều tra để họ xác định giá trị của thông tin màtừ đó có công nhận đoạn ghi âm này có được coi là chứng cứ hay không. 

 

Trân trọng.
Luật gia: Trần Hoàng Việt – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo