Trần Phương Hà

Dâm ô với trẻ em bị xử lý thế nào ?

Luật sư tư vấn các yếu tố cấu thành tội dâm ô với trẻ em (người dưới 16 tuổi) và các vấn đề liên quan như sau: A năm nay 17 tuổi vào năm 2014, trong một lần gặp mặt với một người con trai lạ quen trên mạng (B) anh ta bảo đưa A đi đâu đó chơi thôi kiểu như hẹn hò đại loại thế, nhưng thực ra B đã chở A đến một nơi vắng vẻ, B và A đã có hành vi giao cấu với nhau, nhưng chỉ bằng miệng.

 

Ban đầu A không biết, B hôn A rồi sờ mó, yêu cầu em làm việc đó cho B, và lúc đó A còn tò mò về giới tính, chưa nhận thức rõ được hậu quả nên đã đồng ý. B ngỏ ý hỏi A cho B quan hệ, nhưng A đã không đồng ý. Sau vụ việc đó B vẫn còn đôi lúc nhắn tin qua lại ít nhiều cho đến cuối năm 2016 thì không liên lạc với anh nữa. Đến bây giờ khi A đã trưởng thành hơn chút, A nhận ra hành vi năm xưa của B đối với A là sai trái, Nếu A muốn khởi kiện B thì lúc này có còn được hay không và hành vi của B đối với em năm xưa có phạm luật hình sự nào không? Mong LMG giải đáp thắc mắc về tình huống trên giúp em ạ, em xin cảm ơn !

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

 

Như thông tin bạn cung cấp, năm nay là năm 2019 và A  đang 17 tuổi, tức là vào năm 2014, độ tuổi của A ở khoảng 12. Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại Điều 142 như sau:

 

Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

 

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

 

b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.

 

Theo quy định trên, trường hợp A dưới 13 tuổi mà người kia có hành vi quan hệ tình dục khác với A thì dù A có đồng thuận, hành vi của người này vẫn cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và khung hình phạt được áp dụng từ 07 năm đến 15 năm tù.

 

Với khung hình phạt trên thì hành vi pham tội của B được xếp vào loại tội phạm rất nghiêm trọng. Vấn đề thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với tội rất nghiêm trọng được quy định tại Điều 27 Bộ luật hình sự 2015:

 

Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

 

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

 

a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

 

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

 

c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

 

d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

 

3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

 

Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

 

Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được áp dụng là 15 năm, đến thời điểm hiện tại vẫn còn thời hiệu truy cứu với hành vi của B.

 

>> Luật sư giải đáp thắc mắc luật Hình sự, gọi: 1900.6169

 

--------------

Câu hỏi thứ 2 - Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác bị xử lý thế nào?

 

Chào luật sư cho tôi hỏi tình huống sau: Cô A công tác tại trường Mầm non X. trong lúc đang họp có mặt cả hội đồng sư phạm nhà trường. cô ta đã cầm bản kiểm điểm của một cá nhân trong hội đồng đọc trước hội đồng sư phạm nhà trường ( Nội dung bản kiểm điểm đó là của cá nhân đó đang có mặt trong hội đồng đã vi phạm và bị cấp trên yêu cầu viết kiểm điểm đó, không liên quan đến buổi họp hôm đó) cô A đã cố tình dùng bản kiểm điểm đọc trước hội đồng nhằm hạ nhục người kia; Xin hỏi luật sư, đó có phải hành vi hạ nhục không/, và cách sử lý như thế nào?

 

Trả lời: Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

 

"Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ."

 

Do đó, trong trường hợp có căn cứ xác định hành vi của phó hiệu trưởng đọc bản kiểm điểm của cá nhân khác nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người đó thì có thể bị xử lý hành chính theo quy định  tại điểm a, khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự

 

"người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng."

 

Nếu hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác ở mức độ gây thiệt hại nghiêm trọng hơn: về vật chất, tinh thần,...cho người bị xúc phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm sự theo quy định tại Ðiều 584 Bộ luật hình sự năm 2015. Cụ thể:

 

"Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.."

 

Bên cạnh đó, cá nhân bị phó hiệu trưởng xúc phạm có quyền yêu cầu phó hiệu trưởng phải xin lỗi công khác và bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

 

Trân trọng !
CV tư vấn: Phương Hà. - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo