Luật sư Lê Văn Chức

Cố ý gây thương tích cho đối tượng để bảo vệ người thân

Em có dùng hung khí làm bị thương 1 người thương tật khoảng 11% đến 30%. Vì lý do là: Mẹ em bán trái cây thì có 1 thanh thiếu niêm nhậu say tới xin trái cây. Mẹ em không cho thì người đó xong vô dùng chai bia đánh mẹ em bị thương ở mắt. Khi em biết được thì trong thì trong lúc nóng giận em có tới nhà người đó tìm. Bố em sợ em làm bạy bạ nên có chạy theo để can ngăn. Khi tới nhà thì bố e kêu để bố vào nói chuyện với người ta.


Nhưng người thanh thiếu niên kia khi thấy bố em vào nhà thì xog ra chửi bới thì bố em bỏ đi ra. Nhưng người đó tiếp tục đi theo bố em chửi bới tiếp. Rồi đi lại gần em. Em mới rút hung khí trong người ra chém người đó. Nhưng không được bởi vì người đó bỏ chạy. Em có rược theo. Đến 1 đoạn em nhìn lại phía sau thì thấy bố của người thanh niêm đó cầm cấy gỗ xong cào bố em và đánh nhiều phát vào đầu nhưng bố e dùng tay đỡ. Em mới quay lại dùng hung khí để chém người đang đánh bố em.
Xin hỏi luật sư là em có được hưởng tình tiết giảm nhẹ nào không. Em trên 18 tuổi và chưa hề có tiền án hoặc tiền sự nào. Hung khi sử dụng chém người là mã tấu. Em xin hết.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

 

Trong trường hợp này, hành vi dùng mã tấu để chống lại ông bố của thanh niên kia có thể cấu thành tội “ cố ý gây thương tích” quy định tại Điều 134 Bộ Luật hình sự 2015:

 

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

 

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

 

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

 

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

 

đ) Có tổ chức;

 

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

 

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

 

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

 

i) Có tính chất côn đồ;

 

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân..."

 

Tuy anh rút mã tấu ra để chém lại bố của người thanh niên đó nhằm chống lại hành vi tấn công của người đó đối với bố anh nhưng so sánh tương quan lực lượng độ tuổi, sức khỏe, vũ khí của anh và ông bố của người thanh niên kia thì anh hoàn toàn có lợi thế hơn và hành vi dùng vũ khí là mã tấu để tấn công lại hoàn toàn là không phù hợp trong hoàn cảnh này. Đối với một người đã có tuổi, trong khi anh còn là thanh niên có lợi thế về sức khỏe hơn nữa ông bố của thanh niên kia chỉ dùng vũ khí là cây gỗ thì anh hoàn toàn có khả năng làm chủ tình hình để nhanh chóng lựa chọn phương thức giải quyết chống lại khác mà không phải là rút mã tấu ra để chống lại.

Do đó, trường hợp của anh không thể xếp vào “ tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” mà hành vi trên đủ điều kiện cấu thành “tội cố ý gây thương tích” khi xác định đã có thương tích và dùng vũ khí nguy hiểm để thực hiện hành vi nên việc xác định anh bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều khoản nào của tội danh trên còn phụ thuộc vào tỷ lệ phần trăm thương tích mà anh gây ra chó người bị hại.


Đối với việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 51 Bộ Luật hình sự 2015:

 

Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

 

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

 

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

 

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

 

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

 

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

 

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

 

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

 

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

 

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

 

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

 

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

 

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

 

m) Phạm tội do lạc hậu;

 

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

 

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

 

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

 

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

 

r) Người phạm tội tự thú;..."

 

Nếu anh có một trong các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 như trên và xem xét việc anh hành hung là để chống lại hành vi tấn công của nạn nhân đối với bố của anh thì anh có thể được Tòa án xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

 

Trân trọng!
CV: Tạ Nga - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo