Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Cố ý chiếm đoạt số tiền đã vay xử lý thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Kính thưa luật minh gia!đình tôi có cho bà A mượn 20 triệu ( tiền này gia đình tôi vay ngân hàng), đến nay đã nữa năm mà bà A không trả. Còn tuyên bố giựt không trả. Vì không có giấy ký mượn nợ nên không nhờ pháp luật giải quyết sớm được.

Cũng vì biết được âm mưu lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản , nên tôi và gia đình tôi đã ghi âm lại cuộc đối thoại qua điện thoại là để xác nhận bên Bác tôi có mượn gia đình tôi 30 triệu.Vậy bây giờ gia đình tôi có thể làm đơn tố cáo Bác tôi về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Và khả năng thắng kiện là bao nhiêu %.Xin nhờ luật minh gia tư vấn giúp tôiXin cám ơn!

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:


Căn cứ nội dung trình bày, Điều 101 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và Điều 5 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì gia đình bạn có quyền làm đơn tố giác tội phạm tới Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,… hoặc khởi kiện tại TAND nơi người bác sinh sống để yêu cầu một trong các cơ quan này thụ lý giải quyết.

 

Đối với trường hợp người bác có dấu hiệu “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thì sẽ bị điều tra, truy tố và phải thi hành hình phạt theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự. Ngoài ra, người bác còn phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt, tiền án phí hình sự và dân sự,…

 

Điều 139 Bộ luật hình sự Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Điều 42 Bộ luật hình sự quy định trách nhiệm trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi:

1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.

 

Đối với trường hợp vụ việc không có dấu hiệu hình sự mà chỉ tranh chấp dân sự thì bằng bản án có hiệu lực của Tòa án nhân dân có thẩm quyền, người bác trên sẽ bị Cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế bắt buộc thực hiện khi có đơn yêu cầu thi hành của gia đình trong thời giạn Luật định.

 

Gia đình cần thu thập đầy đủ thông tin cá nhân của cá nhân trên, đồng thời thu thập các căn cứ chứng minh các bên đã thực hiện giao dịch vay nợ; gia đình đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chuyển tiền và bên vay đã được nhận tiền; các căn cứ chứng minh bên vay đã thực hiện thủ đoạn gian dối (đưa ra thông tin không chính xác nhằm tạo lòng tin, ...) để cung cấp cho Cơ quan có thẩm quyền giải quyết.


Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đá.


Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo