Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Cổ đông chiếm đoạt tài sản của công ty khi công ty giải thể thì xử lý như thế nào?

Thưa luật sư. Tháng 6/2015 tôi có chung vốn với 3 người khác thành lập một công ty cổ phần, tôi là Giám đốc. Đến nay do mâu thuẫn và làm ăn thua lỗ nên ít nhất 2 trong số 3 người trên đã mở công ty mới và công ty của chúng tôi phải giải thể, trước khi giải thể công ty đã bán thanh lý 3 máy sản xuất là tài sản cố định của công ty đi và công ty của các cổ đông kia mua lại.

Câu hỏi: Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại phía công ty kia mới thanh toán cho công ty tôi giá trị 1 máy khoảng 300 triệu đồng nhưng đến ngày 28/5/2016 với lý do có vốn góp tại công ty cũ nên các cổ đông này muốn chuyển hết máy về công ty mới của mình trong khi tôi là giám đốc không đồng ý. Vậy xin hỏi hành động trên của các cổ đông có được coi là lạm dụng quyền hạn chiếm đoạt tài sản công ty có tổ chức không ạ? Giá trị máy còn lại khoảng 1 tỷ đồng thì mức phạt tù là bao lâu nếu tôi tố cáo hành vi trên? Khởi kiện thì tôi gửi đơn đến cơ quan nào? Cám ơn luật sư, mong luật sư giải đáp vướng mắc giúp tôi. xin cám ơn! Chúc luật sư luôn khỏe mạnh bình an!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty luật Minh Gia. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Trước hết cần xác định tài sản này thuộc quyền sử dụng của ai. Khi giải thế các cổ đông thường thỏa thuận về việc xử lý tài sản để phân chia. Nếu chưa thực hiện việc này thì bạn có thể thực hiện việc xử lý để phân chia cho các cổ đông còn lại, bạn có thể ngồi lại thỏa thuận phân chia với hai cổ đông kia căn cứ vào phần vốn góp của họ vào công ty. Còn nếu bạn đã thực hiện việc phân chia cho các cổ đông kia và họ cố tình đến và lấy các máy này thì bạn có thể ngăn chặn họ lại, nếu họ cố tình thực hiện và có sử dụng đến vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực với bạn để lấy bằng được máy thì bạn có thể tố cáo hành vi này với cơ quan công an. Và họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

A) Có tổ chức;

B) Có tính chất chuyên nghiệp;

C) Tái phạm nguy hiểm;

D) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

Đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

E) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

G) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

A) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

B) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

C) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

A) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

B) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

C) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm”.

 

Căn cứ vào quy định trên thì mức phạt tù có thể từ 18 năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Cổ đông chiếm đoạt tài sản của công ty khi công ty giải thể thì xử lý như thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

 

Vũ Thị Yến - Công ty luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo