Phạm Diệu

Chiếm giữ tài sản trong trường hợp nợ tiền không trả phạm tội gì?

Luật sư tư vấn về hành vi tự ý chiếm giữ trái phép tài sản trong trường hợp nợ tiền không trả. Nội dung tư vấn như sau:

Luật sư cho tôi hỏi: tôi mắc phải trường hợp sau:khách hàng A nợ tiền tôi, tôi gọi điện nhắn tin k nghe máy. sau hơn 1 tuần tôi đên nhà gặp 2 vợ chồng để hỏi thì không có chồng ở nhà mà chỉ có vợ. Hỏi vợ tiền nợ vợ bảo không biết (trong khi là nợ này 2 vợ chồng đều biết) . nên tôi đã tức giận mà đôi co với vợ của khách hàng A và lấy đi 1 số giấy tờ liên quan đến công ty họ (mục đích là trả tiền cho tôi tôi mới trả lại giấy tờ cho) + 1 điện thoại của vợ anh ta ( mục đích tôi gọi không nghe máy nên tôi cầm điện thoại của vợ anh ta xem anh ta có gọi về cho vợ không thì tôi nghe máy xem anh ta nói gì với tôi về số tiền nợ).Cho tôi hỏi như vậy tôi đã mác vào những tội gì và nếu là phạt hành chính thì mức phạt là bao nhiêu tiền?Cảm ơn luật sư!

 

Trả lời: Cảm ơn anh/chị đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của anh/chị, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin anh/chị cho biết, khách hàng của anh/ chị có nợ một số tiền. Vì mục đích đòi lại số tiền đó, anh/chị đã có hành vi giữ điện thoại của người vợ và tự ý lấy đi một số giấy tờ liên quan đến công ty của bên nợ tiền. Như vậy, anh/chị đã có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

 

Tại Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:

 

“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

 

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

 

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”.

 

Như vậy, căn cứ vào giá trị tài sản mà anh/chị đang chiếm giữ: Nếu toàn bộ tài sản anh/chị chiếm giữ có giá trị từ 10 triệu đồng thì có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản. Trường hợp, toàn bộ tài sản anh/chị đang chiếm giữ có giá trị dưới 10 triệu đồng thì chỉ bị xử phạt hành chính.

 

Nghị định 167/2013/ NĐ-CPquy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này quy định về hành vi gây thiệt hại đến tài sản của người khác như sau:

 

“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

 

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

 

b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

 

c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

 

d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

 

đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

 

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.”.

 

Trân trọng.

CV tư vấn: Phạm Diệu - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo