LS Hồng Nhung

Các yếu tố cấu thành tội phạm trộm cắp tài sản

Tội trộm cắp tài sản được hình thành bởi các yếu tố nào? Việc chiếm đoạt tài sản phải như thế nào, giá trị bao nhiêu mới cấu thành tội? Việc xử lý hành vi trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật hiện nay được quy định ở đâu? Đây là những thắc mắc của những người bị mất tài sản do trộm cắp, cũng như là mối quan tâm của toàn xã hội.

1. Luật sư tư vấn về tội trộm cắp tài sản

Vấn đề trộm cắp tài sản xẩy ra khá phổ biến hiện nay, từ việc trộm cắp các tài sản nhỏ (hay còn gọi là trộm cắp vặt) cho đến việc trộm cắp các tài sản có giá trị lớn gây bất bình rất lớn trong nhân dân, gây ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh trật tự nơi xảy ra hiện tượng này. Khi bị mất cắp bạn cần am hiểu các quy định của pháp luật để nhanh chóng tố cáo cũng như có các biện pháp phù hợp để ngăn chặn các hành vi trên. Nếu bạn chưa có thời gian tìm hiểu về tội trộm cắp tài sản cũng như hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia hoặc Gọi: 1900.6169 để được các luật sư có nhiều năm kinh nghiệp trong lĩnh vực hình sư giải đáp thắc mắc cho bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức, thông tin về cấu thành tội phạm và hình phạt của tội trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật hình sự.

2. Hỏi tư vấn về trộm cắp tài sản 

Nội dung tư vấn: Nhà em có một người hàng xóm đến chơi nhưng khi vào nhà người đó để xe ngoài cổng rồi đi ra vườn nhà em cùng với những người trong gia đình em. Khoảng 10 phút sau anh của em vào nhà thì thấy có một người dẫn xe của người hàng xóm lại nhà em chơi ra khỏi nhà em sau đó anh của em la lên thì người đó bỏ xe lại dưới đường và bỏ chạy. Khi vào nhà gia đình em mở camera thì thấy và chuyển qua USB đưa người hàng xóm gửi công an xã nhưng đến nay chưa thấy giải quyết. Vậy người đó có phải là trộm cắp tài sản không và nếu yêu cầu mà không giải quyết thì thời hạn để yêu cầu giải quyết là bao nhiêu lâu mới không thể giải quyết được nữa. Nếu không giải quyết vậy vụ này có bỏ luôn không ạ.

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

....”

Các dấu hiệu cấu thành tội phạm này như sau:

Chủ thể thực hiện tội phạm:

Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

1. Người từ đủ 16 tui trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

Khách thể của tội phạm:

Tội này xâm phạm đến quan hệ sở hữu.

Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khác.

Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác; lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết.

Có hậu quả xảy ra là tài sản bị chiếm đoạt thuộc một trong các trường hợp:

- Với những tài sản to lớn, cồng kềnh, người phạm tội phải chuyển được tài sản đó ra khỏi phạm vi cất giữ;

- Với tài sản không có nơi cất giữ riêng, người phạm tội phải đưa tài sản đó ra khỏi địa bàn (địa điểm phạm tội) thì mới hoàn thành;

- Ngoại lệ: tài sản từ 2 triệu đồng trở lên, nếu có giá trị rất lớn như ô tô, xe máy, máy tính... thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì vẫn bị coi là phạm tội.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm này được thực hiện bởi lỗi cố ý.

Mục đích của người phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản (dấu hiệu bắt buộc).

Vậy, trong trường hợp này, nếu đủ các yếu tố nêu trên, người thực hiện hành vi trộm xe máy có thể bị truy cứu trách nhiệm theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Nếu có dấu hiệu tội phạm, người bị xâm phạm quyền, nghĩa vụ có quyền tố giác tội phạm theo Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền

Theo đó, Khoản 1 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố quy định:

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

3. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo Khoản 1 Điều 146 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người bị xâm phạm quyền sở hữu có thể gửi tin báo, tố giác tội phạm đến cơ quan điều tra cấp quận/huyện để giải quyết nhanh chóng. Nếu công an xã không thực hiện đúng trách nhiệm mà pháp luật quy định, bạn có thể khiếu nại hành vi này đến người có hành vi sai phạm ban đầu để họ sửa chữa, khắc phục; trường hợp họ không sửa chữa khắc phục, bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến cấp trên trực tiếp.

Và thời hạn để giải quyết tin báo, tố giác tội phạm sẽ được xác định theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

Vậy, thời hạn tối đa để giải quyết tin báo, tố giác tội phạm sẽ là 4 tháng 20 ngày.

>> Tổng đài tư vấn pháp luật Hình sự, 1900.6169

----------------

Câu hỏi thứ 2 - Tư vấn thắc mắc về tội phạm trộm cắp.

Cho tôi hỏi tình huống giả định sau: Nhà ông A thường xuyên bị ăn trộm gà, có con chó nào là mất con đó, bọn chúng quá lộng hành và xem thừơng mọi người. Vì  không ai có thể làm gì chúng . Ông A khá nhiều lần nhìn thấy chúng vào nhà bắt chó. Ông A muốn bọn chúng không có cơ hội để biết chuyện gì đang xảy ra với bọn chúng. Nếu A giết 2 tên trộm vì chúng cố tình vào nhà A để trộm .thì  A có ở tù không và khoảng 5 năm tù phải không. Mong ls tư vấn. 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp cụ thể sau đây:

>> Hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản

>> Tư vấn về tội giết người

Chúng tôi hiểu được sự bức xúc của ông A đang trải qua, tuy nhiên chúng tôi khuyên ông A nên giữ bình tĩnh và không hành động thiếu suy nghĩ.

Nếu phát hiện những đối tượng thường xuyên có hành vi trộm cắp, Ông Acó thể ghi lại chứng cứ và dùng chứng cứ đố để tố cáo hành vi phạm tội này đến chính quyền địa phương. Khi đã có chứng cứ buộc tội rõ ràng thì sẽ không ai có thể bao che, dung túng cho hành vi vi phạm pháp luật.

Việc ông A có sự chuẩn bị sẵn để giết những đối tượng này khi có hành vi trộm cắp là hành vi cố ý giết người hoặc nhẹ hơn là tội Giết người trong tình trạng bị kích động mạnh/giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Trách nhiệm hình sự đặt ra với hành vi này là không nhẹ. Vì vậy nên ông A tuyệt đối không được hành động thiếu suy nghĩ như tình huống giả định, không nên những đối tượng phạm tội mà biến mình trở thành tội phạm. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo