Triệu Lan Thảo

Bồi thường thiệt hại trong tội phạm giao cấu với trẻ em

Chào công ty! Cháu có câu hỏi kính mong công ty tư vấn về vấn đề bồi thường thiệt hại theo tình huống như sau. Khi A chưa đủ 16 tuổi đã phát hiện mang thai với B và hút bỏ một lần bởi A còn đang đi học và giờ khi qua 16 là lần hai, vậy nhưng anh này không có ý muốn bồi thường về tổn thất nếu như A không muốn giữ đứa bé mà rất mảy may vô thưởng vô phạt.

Vậy công ty cho hỏi trường hợp này A có thể kiện đòi bồi thường thiệt hại mà A đã phải chịu đựng không? A có thể kiện B về hành vi giao cấu với người chưa đủ 16 tuổi không, dù hành vi đó đã xảy ra rất lâu?

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

1. Nếu có đủ căn cứ chứng minh hành vi của B có hành vi giao cấu khi A chưa đủ 16 tuổi và gây thiệt hại đến sức khỏe thì ngoài trách nhiệm HS, B phải bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm, cụ thể:

 

Có hai loại thiệt hại ở đây là thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần. Trường hợp này sẽ được áp dụng theo  Điều 590  Bộ luật dân sự 2015: Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

 

Thiệt hại vật chất: Theo khoản 1, những thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm cháu có thể yêu cầu bồi thường bao gồm:

 

"a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

 

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

 

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

 

d) Thiệt hại khác do luật quy định."

 

Về thiệt hại tinh thần: Căn cứ theo khoản 2 điều nàyMức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Theo Nghị quyết  27/2016/QH14 thì từ ngày 1/7/2017 thì mức lương cơ sở là 1.300.000đ/tháng.

 

Như vậy mức bồi thường thiệt hại tinh thần không được vượt quá 50x 1,3 triệu đồng= 65 triệu đồng.

 

Tuy nhiên, nếu thiệt hại xảy ra trước ngày 1/7/2017, khi đó sẽ áp dụng hiệu lực hồi tố theo khoản 2 Điều 609 BLDS 2005, nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Vậy mức bồi thường thiệt hại tinh thầ khi đó sẽ là 30x1.150.000= 34,5 triệu đồng.

 

2. Hành vi giao cấu với A của B hoàn toàn có thể bị khởi tố (nếu đủ căn cứ pháp lý)

 

Việc khởi tố vụ án sẽ được bắt đầu bằng việc A  trình báo với cơ quan điều tra (công an), khi có đủ căn cứ, vụ án sẽ được khởi tố. Trong quá trình khởi tố vụ án, việc yêu cầu bồi thường thiệt hại dân sự trên của A cũng sẽ được giải quyết theo các nguyên tắc tại điều 28 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành.

 

"Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự."

 

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo