Luật sư Trần Khánh Thương

Bán giấy khám sức khoẻ giả bị xử lý thế nào?

Chúng ta có thể thấy, các tội phạm về làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu ngày càng có xu hướng gia tăng, bởi lẽ nhu cầu về bằng cấp và các thủ tục hành chính ngày một cao. Hiện nay có hai hình thức xử lý hành vi này là xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về hình sự.

Chỉ cần nhập từ khóa "giấy khám sức khỏe" trên Google, chưa đầy 1 giây sau đã ra hàng chục triệu kết quả tìm kiếm đối với từ khóa này. Tương tự như vậy, nếu bạn là người có nhu cầu làm văn bằng, chứng chỉ giả; sổ đỏ giả; thậm chí là căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ khẩu giả để xuất khẩu lao động; tín chấp ngân hàng cũng có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng. Thử nhấp chuột vào một đường link, chúng ta thấy các đối tượng ngang nhiên mời chào, rao bán giấy khám sức khỏe trên mạng xã hội chỉ với giá từ 50 đến 150 ngàn đồng...!

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotlline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Bán giấy khám sức khỏe giả xử lý như nào.

Câu hỏi: Xin chào văn phòng Luật Sư Luật Minh Gia.Tối có cửa hàng thuốc tây. Vừa qua có người đến giao bán Giấy Khám Sức Khoẻ. Tôi có mua 50 tờ để bán. Đã bán được 20 tờ thi bị cơ quan công an bắt, và tôi đã hợp tác với công an phá đường dây này, và bắt được tại nhà thủ phạm, con dâu giả, chữ ký giả, cùng với một số thiết bị khác.

Vậy hành vi của tôi phạm tội gì.Và mức phát ở khung hình nàoTôi xin nhân được sự tư vấn từ văn phòng Luật Sư Luật Minh Gia. Để tôi được hiêu biết thêm. Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:

“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”.

Như vậy, trường hợp của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 54 BLHS quy định:

Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

Các tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự bao gồm:

Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;..."

Nếu bạn đã phối hợp với cơ quan điều tra để triệt phá đường dây này thì đây được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51 BLHS. Đây là căn cứ để Toà án xem xét giảm nhẹ mức hình phạt đối với bạn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo