Hoàng Tuấn Anh

Xử phạt với hành vi xả thải ra môi trường

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Đặc biệt là hành vi xả thải chưa qua xử lý của các xí nghiệp nhà máy và khu công nghiệp.Vậy căn cứ nào để xác định một hành vi là vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường? Việc xử phạt được quy định ra sao ? Luật Minh Gia tư vấn luật này như sau :

1. Luật sư tư vấn về hành vi xả thải ra môi trường theo pháp luật hiện hành.

Xã hội ngày càng phát triển thì lượng chất thải sinh hoạt, công nghiệp cũng tăng lên theo cấp số nhân. Thực trạng này đòi hỏi Nhà nước ta cần có những biện pháp thích hợp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý hành vi xả thải, từng bước giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

Ngày nay đa số Các nhà máy xí nghiệp đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường. Tuy nhiên vẫn đang còn một bộ phận vẫn không chấp hành các quy định của pháp luật về việc xả thải gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của người dân. Vậy, pháp luật có quy định gì về xử lý hành vi xả thải?

Để giải quyết vướng mắc trên cho người yêu cầu một cách nhanh chóng, bạn có thể liên hệ đến Tổng đài Luật Minh Gia bằng cách nhấc điện thoại và Gọi 1900.6169 - mọi vướng mắc về hành vi xả thải ra môi trường và các quy định pháp luật liên quan sẽ được đội ngũ luật sư, luật gia của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

2. Tư vấn về xử phạt đối với hành vi xả thải ra môi trường.

Câu hỏi: Chào Luật sư! Ở xã tôi có trường hợp làm bún quy mô hộ gia đình, nước rửa bún hộ này không có hệ thống xử lý mà nối đường ống cho thẳng ra mương nước chung (nước trắng đục và mùi chua) gây ô nhiễm môi trường. Nhưng với điều kiện quản lý môi trường cấp xã tôi không có phương tiện xác định mức độ ô nhiễm có vượt quy chuẩn kỹ thuật hay không chỉ xác định được màu và mùi của nước đầu ra nên hiện tại vẫn không biết nên áp dụng cơ sở pháp lý nào để xử lý vi phạm hành chính trường hợp này. 

Tôi có nghiên cứu nghị định 155/2016 nhưng cơ sở pháp lý không phù hợp vì ở cấp xã không có xác định nồng độ ô nhiễm vượt thông số kỹ thuật bao nhiêu?   Tôi cũng có nghiên cứu nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 nhưng mức phạt quy định tại điều 7 không phù hợp với trường hợp nước thải từ hoạt động kinh doanh quy mô hộ gia đình này. Mong luật sư tư vấn giúp để tôi có thể áp dụng 1 cách đúng theo quy định pháp luật. Tôi chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Hành vi xả nước thải quy mô hộ gia đình vào mô trường, còn tùy vào mức độ ô nhiễm, mức nước thải và hàm lượng COD trong nước thải mới có thể xác định được mức nguy hại của hành vi. Do đó cần phải phân tích mẫu nước thải, việc phân tích mẫu nước thải không nhất thiết dựa vào trang thiết bị quản lý môi trường cấp xã mà dựa vào phòng thí nghiệm tiêu chuẩn. Anh có thể làm hợp đồng với một phòng thí nghiệm tiêu chuẩn để có thể xét nghiệm mẫu nước thải của hộ gia đình làm bún đó. Khi đã xác định được hàm lượng thì so sánh với mức thông số tiêu chuẩn. Nếu ở trên mức thông số tiêu chuẩn 1,1 lần nhưng chưa độc hại thì tùy lượng nước thải thải ra sẽ ứng với hình thức xử phạt tương ứng tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 13 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, nếu vi phạm dưới 1,1 lần thì chỉ bị phạt cảnh cáo: "1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%)". 

Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.

Trong trường hợp không có thiết bị, phương tiện để phát hiện hành vi vi phạm thì có thể được sử dụng kết quả giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường làm căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 7 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.

Về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm phải chứng minh được hành vi vi phạm, nếu không chứng minh được thì không thể áp dụng quy định tại Điều 13 Nghị định 155/2016/NĐ-CP để xử phạt người vi phạm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo