Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Vấn đề mở cửa hàng tại trung tâm thương mại

Luật sư tư vấn hồ sơ, thủ tục và vấn đề nộp thuế trong trường hợp công ty muốn mở cửa hàng bán đồ gia dụng tại trung tâm thương mại. Nội dung tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp

Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế đất nước, hiện nay cũng có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp muốn mở rộng vấn đề kinh doanh. Vậy nếu mở của hàng, chi nhánh hoặc công ty để kinh doanh thì cần các bước như thế nào? Vấn đề thuế và các chi phát sinh ra sao?... là các vấn đề đầu tiên mà người có ý định kinh doanh suy nghĩ tới. Bước đầu thực hiện các thủ tục liên quan đến kinh doanh rất quan trọng, do vậy bạn hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia thong qua hình thức gửi Email nội dung vướng mắc hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số tổng đài 1900.6169 để được các luật sư về mảng doanh nghiệp, kinh doanh hỗ trợ tư vấn.

2. Trình tự, thủ tục mở của hàng kinh doanh

Nội dung câu hỏi: Dear team Luật Minh Gia, mình là nhân viên phòng marketing. Công ty mình đang có nhu cầu mở 1 shop đồ điện gia dụng tại trung tâm thương mại ở Hà Nội vào quý 3 năm nay. Đồ điện gia dụng bao gồm nồi cơm, ấm điện, những đồ này mình đều nhập dưới dạng phân phối sản phẩm và công ty mình là nhà phân phối độc quyền. Vậy công ty mình cần đăng ký kinh doanh ở đâu và thủ tục như thế nào. Cần những giấy tờ gì? Nếu như cần phải đóng thuế thì em sẽ đóng ở đâu và mặt hàng của em thì sẽ được tính thuế như thế nào ạ?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

3. Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”

Căn cứ vào quy định trên thì doanh nghiệp được quyền thành lập các đơn vị phụ thuộc của mình trên các khu vực hành chính khác nhau mà doanh nghiệp xem xét ở đấy có cơ hội để phát triển kinh doanh. Như vậy, công ty bạn muốn mở thêm một shop bán các sản phẩm của công ty tại Trung tâm thương mại thì trước hết bạn cần liên hệ với Trung tâm thương mại mà bạn muốn mở thoả thuận về địa điểm kinh doanh. Sau đó bạn mở shop dưới hình thức Lập địa điểm kinh doanh theo trình tự, thủ tục quy định tại tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 10 năm 2018 như sau:

"2. Thông báo lập địa điểm kinh doanh:

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

a) Mã số doanh nghiệp;

b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở)

c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh”.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

Đối với vấn đề đóng thuế do Địa điểm kinh doanh không được quyền đăng ký con dấu riêng nên phải kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ. Địa điểm kinh doanh chỉ phải đóng thuế môn bài cho hoạt động kinh doanh của mình. Mức thuế môn bài căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác là 1.000.000 đồng/năm. 

Như vậy, Sau khi công ty bạn thành lập địa điểm kinh doanh thì nộp thuế môn bài tại Chi cục thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc – là nơi địa điểm kinh doanh hoạt động.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Minh Gia về vấn đề của bạn, nếu bạn còn vướng mắc về nội dung tư vấn bạn có thể liên hệ lại để chúng tôi hỗ trợ tư vấn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo