Mạc Thu Trang

Tư vấn về phát hành trái phiếu công ty

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Điều này vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, vừa là thách thức cho các nhà quản lý về chứng khoán nói riêng và kinh tế nói chung. Nghiên cứu tổng quan về thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam cho thấy hiện trạng các vấn đề liên quan đến công bố thông tin, quy mô, kỳ hạn, cơ cấu nhà đầu tư vẫn còn hạn chế. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về trái phiếu.

Trái phiếu là một trong những công cụ để doanh nghiệp có thể có được nguồn vốn để đầu tư hoặc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác. Theo ngôn ngữ pháp lý “Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành” còn theo ngôn ngữ thông thường thì ai là chủ sở hữu trái phiếu sẽ trở thành chủ nợ của doanh nghiệp phát hành trái phiếu và có quyền được hưởng một khoản tiền lãi tương ứng đối với số lượng trái phiếu mà họ là chủ sở hữu. Song cái gì cũng có hai mặt của nó nếu doanh nghiệp phát hành quá nhiều trái phiếu thì chủ sở hữu trái phiếu sẽ gặp rủi ro.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotlline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Tư vấn về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu.

Nội dung yêu cầu tư vấn:Tôi đã thành lập công ty 3 năm nay nhưng chưa có giao dịch hay phát sinh doanh thu.Do gặp áp lực tài chính. Tôi muốn phát hành trái phiếu doanh nghiệp 5 tỷ đồng với lãi suất 1%/ năm. Thời hạn trả gốc và lãi là 5 năm Trích Dự phòng rĩu ro tài chính gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng lãi suất là 6%/ năm.

 Và trích lợi nhuận vào tài khoản tiết kiệm dự phòng tài chính cho các hoạt động điều hành doanh nghiệp do các đối tác, khách hàng chưa có sự tin tưởng. Lấy phần lãi suất trên lệch hàng năm đó để duy trì hoạt động kinh doanh dịch vụ đặt vé hàng không  . .. Và cộng lợi nhuận bán vé máy bay được hàng tháng vào sổ tiết kiệm gia giảm áp lực tài chính và thanh khoản cao hơn. Trong vòng năm cầm cự để có được khách hàng ổn định và lợi nhuận trên hoạt động kinh doanh đi vào ổn định thì xin mua lại trái phiếu doanh nghiệp hoặc chuyển đổi thành cổ phần công ty.Dự tính nếu huy động được số trái phiếu thì lượng khách hàng đặt vé cao điểm là 10 vé, thấp điểm là 2 vé trong một ngày. Còn lãi suất cho vay của ngân hàng thì quá cao, doanh nghiệp không thể chịu đựng nổi mức lãi suất đó do thời gian đầu chưa có lượng khách hàng ổn định. Nếu trong vòng ba năm hoạt động không có lợi nhuận , tôi xin hoàn số tiền trái phiếu có đươc bằng sổ tiết kiệm của công ty tất nhiên là trích lãi suất tiết kiệm và doanh số ra để công ty hoạt động ổn định không gián đoạn. còn số dư gốc sẽ hoàn trả tiền phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Do sư thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Sự khó khăn trong tiếp cận được các khách hàng trung lưu và thượng lưu, các công ty , tổ chức,tài chính ,quỹ đầu tư.. Xin cho biết thủ tục ,quy trình và cách thức làm thế nào. 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến Luật Minh Gia ,đối với yêu cầu tư vấn của bạn công ty xin giải đáp như sau:

Thứ nhất về điều kiện phát hành trái phiếu được quy định tại Điều 13 Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp:

“1. Đối với trái phiếu không chuyển đổi

a) Doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu là một (01) năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động;

b) Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu trước ngày 01 tháng 4 hàng năm chưa có báo cáo tài chính năm của năm liền kề được kiểm toán thì phải có:

- Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm trước năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi;

- Báo cáo tài chính quý gần nhất với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được kiểm toán (nếu có);

- Báo cáo tài chính của năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt theo Điều lệ hoạt động của công ty.

c) Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về đảm bảo an toàn trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp luật chuyên ngành;

d) Có phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định này.

2. Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền, doanh nghiệp phát hành ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền;

b) Đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành;

c) Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu (06) tháng.

Ngoài các điều kiện trên đối với trái phiếu không chuyển đổi cần có thêm các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư 211/2012/TT-TBC:

 “b) Có nhu cầu huy động vốn làm nhiều đợt phù hợp với dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

c) Phương án phát hành trái phiếu phải nêu rõ đối tượng, số lượng đợt phát hành, giá trị phát hành và thời gian dự kiến phát hành của từng đợt.

2. Doanh nghiệp phát hành đáp ứng các điều kiện phát hành quy định tại Khoản 1 Điều này được phát hành trái phiếu cho nhiều đợt phát hành nhưng tối đa không quá 12 tháng. Trường hợp các đợt phát hành ở các năm tài chính khác nhau, doanh nghiệp phát hành phải làm thủ tục phát hành mới.”

Thứ hai về Trình tự thủ tục phát hành trái phiếu bao gồm các trình tự thủ tục như sau:

Bước thứ nhất :Lập phương án phát hành trái phiếu

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp:

“1. Doanh nghiệp phát hành phải xây dựng phương án phát hành trái phiếu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận theo quy định tại khoản 3 Điều này và Điều 15 Nghị định này để làm cơ sở cho việc phát hành trái phiếu và công bố cho các đối tượng mua trái phiếu.

2. Phương án phát hành trái phiếu phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Thông tin chung về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Mục đích phát hành trái phiếu và phương án sử dụng vốn phát hành trái phiếu;

c) Khối lượng, loại hình, kỳ hạn, lãi suất danh nghĩa trái phiếu dự kiến phát hành;

d) Tỷ lệ chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, giá chuyển đổi và biên độ biến động giá cổ phiếu (nếu có) đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi; giá và thời điểm thực hiện mua cổ phiếu đối với phát hành trái phiếu kèm chứng quyền;

đ) Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức tham gia bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, đại lý phát hành, đại lý thanh toán gốc, lãi trái phiếu;

e) Kế hoạch bố trí nguồn và phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu;

g) Các cam kết khác đối với chủ sở hữu trái phiếu.

3. Thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu

a) Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: Đại hội đồng cổ đông phê duyệt phát hành trái phiếu.

b) Đối với các loại trái phiếu khác, ngoại trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này: Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt phương án phát hành trái phiếu căn cứ vào mô hình tổ chức của doanh nghiệp và quy định tại Điều lệ doanh nghiệp.”

Ngoài các quy định trên công ty còn phải tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 211/2012/TT-BTC:

“3. Phê duyệt và chấp thuận phương án phát hành trái phiếu cho nhiều đợt phát hành

a) Hồ sơ phát hành trái phiếu ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 14, Khoản 2 Điều 15 của Nghị định số 90/2011/NĐ-CP trong phương án phát hành trái phiếu còn phải nêu cụ thể đối tượng, số lượng đợt phát hành, giá trị phát hành và thời gian dự kiến phát hành của từng đợt kèm theo dự án hoặc kế hoạch sử dụng vốn làm nhiều đợt.

b) Văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận phát hành trái phiếu của cấp có thẩm quyền phải nêu rõ về số lượng đợt phát hành, giá trị từng đợt phát hành và thời gian phát hành dự kiến.

Bước hai:Lập hồ sơ và nộp hồ sơ đề nghị hành trái phiếu

Hồ sơ phải có đầy đủ các loại giấy tờ sau:

“1. Hồ sơ phát hành trái phiếu do doanh nghiệp phát hành chuẩn bị để đăng ký phát hành trái phiếu và công bố cho các đối tượng mua trái phiếu.

2. Hồ sơ phát hành trái phiếu bao gồm:

a) Phương án phát hành trái phiếu và quyết định phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu của các cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định này;

b) Các tài liệu và văn bản pháp lý chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện để phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 13 Nghị định này;

c) Kết quả xếp loại của tổ chức định mức tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có);

d) Các hợp đồng bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, hợp đồng đại lý và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

đ) Văn bản pháp lý chứng minh các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu đã hoàn thành các thủ tục về đầu tư và đã có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền trong trường hợp phát hành trái phiếu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp.”

Bước ba :Sau khi hồ sơ được thông qua làm thủ tục thông báo đăng ký phát hành trái phiếu 3 ngày  trước khi phát hành trái phiếu ra thị trường theo quy định tại điều 30 Nghị định số 90/2011/NĐ-CP trong phương án phát hành trái phiếu:

“ 1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong nước và ra thị trường quốc tế, phải thông báo bằng văn bản về việc phát hành trái phiếu với Bộ Tài chính.

2. Đối với doanh nghiệp phát hành là công ty đại chúng, phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và chỉ được phát hành trái phiếu khi có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước”.

3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về việc đăng ký phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Ngoài ra còn phải tuân thủ các quy định Điều 6 Thông tư 211/2012/TT-TBC:

“1. Việc thông báo và đăng ký phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước và thị trường quốc tế theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 90/2011/NĐ-CP được thực hiện như sau:

a) Tối thiểu 03 (ba) ngày làm việc trước ngày tổ chức phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phát hành phải gửi đăng ký (thông báo) cho Bộ Tài chính để Bộ Tài chính tổng hợp, theo dõi tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo nhiệm vụ quy định tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định số 90/2011/NĐ-CP.

b) Nội dung thông báo phát hành trái phiếu theo Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.

c) Khi gửi thông báo phát hành trái phiếu cho Bộ Tài chính, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi thông báo phát hành trái phiếu cho cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu.

2. Việc doanh nghiệp thông báo kế hoạch phát hành trái phiếu là để Bộ Tài chính tổng hợp, theo dõi tình hình phát hành trái phiếu trái phiếu doanh nghiệp, không có nghĩa Bộ Tài chính chấp thuận phương án phát hành trái phiếu của doanh nghiệp hoặc xác nhận doanh nghiệp đủ điều kiện phát hành trái phiếu.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo