Luật sư Vũ Đức Thịnh

Thuế thu nhập cá nhân là gì? Cách tính thuế TNCN thế nào?

Nộp thuế là nghĩa vụ phải thực hiện của các chủ thể thuộc đối tượng đóng thuế theo quy định. Một trong các loại thuế góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy ngân sách nhà nước là thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN). Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thuế thu nhập cá nhân cũng có sự gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ thuận với thu nhập bình quân đầu người.Vậy thế nào là thuế thu nhập cá nhân? Căn cứ, phương pháp tính thuế TNCN theo quy định?

1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân (Personal income tax) là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp.

Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng không chỉ với ngân sách nhà nước mà còn góp phần thực hiện công bằng xã hội. Đối với nền kinh tế xã hội, thuế giúp tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đồng thời cũng góp phần thực hiện công bằng xã hội, phát hiện những thu nhập bất hợp pháp.

Nếu như bạn đang có thắc mắc về vấn đề liên quan đến Thuế thu nhập cá nhân, bạn có thể liên hệ với Luật Minh Gia, luật sư và các chuyên viên của chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc về những nội dung:

 - Thu nhập phải chịu thuế TNCN;

- Các khoản được miễn thuế TNCN;

- Căn cứ, phương pháp tính thuế TNCN;

- Kỳ tính thuế TNCN.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo bài viết tư vấn về nội dung câu hỏi dưới đây.

2. Tư vấn thắc mắc về thuế thu nhập cá nhân

Câu hỏi:

Kính gửi luật sư, hiện nay công ty em đang làm hợp đồng công tác viên 8 tháng, từ ngày 1/4/2013 đến 31/12/2013 cho đồ họa viên thiết kế với giá trị hợp đồng là 50.000.000 đồng, kỳ hạn thanh toán là 3 đợt, em có 1 số thắc mắc về tính thuế TNCN của cộng tác viên liên quan đến kỳ hạn thanh toán như sau:

- Nếu em chia kỳ hạn thanh toán theo 3 đợt như sau: Đợt 1: 30% giá trị hợp đồng, Đợt 2 là 40%, Đợt 3 là 30% thì việc tính thuế TNCN sẽ bị tính vào tháng thanh toán đó hay sao ạ.

- Nếu em chia kỳ thanh toán theo 3 đợt như sau: Đợt 1 - sau 3 tháng, đợt 2 - sau 3 tháng và đợt 3 sau 2 tháng thì thuế TNCN sẽ tính sau mỗi đợt thanh toán và tính cho khoảng thời gian là số tháng cho mỗi đợt đúng không ạ.

Mong nhận được sự tư vấn từ quý công ty trong thời gian sớm. Xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại khoản 8 điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP năm 2015 quy định về thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau:

...

8. Sửa đổi, bổ sung điều 11 như sau:

Điều 11. Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này. 
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm người sử dụng lao động trả tiền lương, tiền công cho người nộp thuế hoặc thời điểm người nộp thuế nhận được thu nhập

...

Như vậy, nếu bạn chia kỳ thanh toán theo 3 đợt thì việc tính thuế thu nhập cá nhân sẽ bị tính vào tháng thanh toán sau đó.

Trường hợp bạn chia kỳ thanh toán theo 3 đợt: Đợt 1 - sau 3 tháng, đợt 2 - sau 3 tháng và đợt 3 sau 2 tháng thì TNCN sẽ tính sau mỗi đợt thanh toán và tính cho khoảng thời gian mỗi tháng trên đợt.

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC năm 2013, Thông tư 92/2015/TT-BTC năm 2015, Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 năm 2020:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ

(1) Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn thuế:

- Tổng lương nhận được bao gồm tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ (bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp,...)

- Các khoản được miễn thuế:

+ Tiền phụ cấp ăn trưa, giữa ca;

+ Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, làm việc ban đêm được trả cao hơn;

+ Khoản phí hội viên (nếu thẻ được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân)

+ Khoản chi phí dịch vụ khác cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí (nếu nội dung chi trả dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể);

(2) Các khoản giảm trừ:

Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm trừ gia cảnh; giảm trừ đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

- Giảm trừ gia cảnh:

+ Đối với mỗi người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng;

+ Đối với người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng;

- Các khoản bảo hiểm bắt buộc

+ BHXH: 8%

+ BHYT: 1,5%

+ BNTH: 1%

- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

* Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007.

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

---

3. Tư vấn về thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà

Câu hỏi:

Kính gửi Luật sư,Vợ chồng tôi mua và sở hữu một căn chung cư. Tôi có sở hữu riêng một căn nhà trước hôn nhân, nên là sở hữu riêng. Vợ tôi không có căn nào khác.Tôi muốn hỏi, nay nếu bán căn hộ chung của 2 vợ chồng, vợ tôi chỉ sở hữu (chung) 1 căn duy nhất này, thì có phải đóng thuế TNCN không? Lúc này thuế TNCN (2% tiền bán căn hộ) thì sẽ tính như thế nào, cả 2 vợ chồng đóng, hay chỉ mình tôi đóng? Ví dụ căn hộ 1 tỷ VND thì thuế TNCN là bao nhiêu trong trường hợp này?Tôi chân thành cảm ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Khoản 2 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định:

"Điều 4. Thu nhập được miễn thuế

...

2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

..."

Quy định trên được hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP:

"2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. 

Cá nhân chuyển nhượng có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam theo quy định tại Khoản này phải đáp ứng các điều kiện sau: 

a) Tại thời điểm chuyển nhượng, cá nhân chỉ có quyền sở hữu, quyền sử dụng một nhà ở hoặc một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó); 

b) Thời gian cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày; 

c) Nhà ở, quyền sử dụng đất ở được chuyển nhượng toàn bộ; 

Việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở. Cá nhân có nhà ở, đất ở chuyển nhượng có trách nhiệm kê khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện kê khai sai thì không được miễn thuế và bị xử lý theo quy định của pháp luật. "

Vì là thuế thu nhập cá nhân nên cá nhân nào thuộc trường hợp được miễn thuế thì sẽ được miễn, cá nhân nào không được miễn thì vẫn phải nộp thuế đầy đủ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo