Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn thủ tục nhận lại phần vốn đã góp vào kinh doanh?

Xin kính chào Luật sư Minh Gia!. Hiện nay tôi đang mắc một việc như sau: Tháng 9/2015 vợ chồng tôi với ông A có bàn bạc chung vốn làm ăn mở xưởng sản xuất chế biến gỗ. Hai bên thỏa thuận bằng miệng và đồng thời mượn giấy ĐKKD hộ cá thể của ông C (ông C là anh vợ của ông A) để đăng ký mã số thuế và mở Tài khoản giao dịch được ông C đồng ý và có ủy quyền cho tôi giao dịch TK tại ngân hàng. Nay xảy ra một số sự việc như sau:

 

1. Trong thời gian này ông A không có tiền bỏ ra góp vốn chung mà ông B ( bố vợ của ông A) đã bỏ ra để góp vốn với tôi. Hai bên đã ký xác nhận vốn của tôi và của ông B bỏ ra vì ông A không có tiền góp vốn.

2. Thời gian từ tháng 10/2015 đến hết tháng 1/2016 tôi là người quản lý vốn , tôi ghi chép đầy đủ và có gửi bản in cho ông A và ông B xem và ông B đã đứng ra ký xác nhận các khoản thu chi của tôi .

3. Thời gian từ tháng 2/2016 đến hết tháng 4/2016 ông C cắt ủy quyền của tôi tại ngân hàng và ông C tự rút tiền về đưa cho ông B và ông B đứng ra quản lý có ghi chép gửi cho tôi xem, tôi nhất trí và cùng ông B ký xác nhận số liệu thu chi với nhau là đúng.

Vì làm ăn thua lỗ , đầu tháng 5/2016 tôi thông báo rút vốn không tham gia nữa và đã tính toán số vốn, tài sản, nhân công, công nợ ... cho ông A và ông B xem nhưng thấy lỗ nên ông A đổ lỗi cho ông B và ngược lại . Không ai đứng ra chịu trách nhiệm việc này để thanh toán vốn và tiền công cho tôi ( vì tôi là người đứng xẻ trực tiếp và là người làm chính tại xưởng) 

Tôi có đầy đủ các giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh cũng như các công nợ từ việc kinh doanh trên. Với các bằng chứng trên tôi đã đủ căn cứ để yêu cầu tất cả người liên quan đến việc kinh doanh trên trả lại phần vốn góp của tôi sau khi đã trừ đi các chi phí, khoản nợ tương ứng với phần vốn góp của tôi hay không?, nếu không đòi được vốn góp của mình tôi phải làm thế nào. Xin chân thành cảm ơn Luật sư!.

 

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 66. Hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng kýkinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh

Về hành vi không đăng ký kinh doanh mà lại mượn giấy phép kinh doanh của hộ kinh doanh khác để mở tài khoản và đăng ký mã số thuế sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị đinh số 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Điều 36. Vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đăng ký kinh doanh nhiều hơn một địa điểm;

b) Đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;

c) Không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;

b) Buộc kê khai lại những nội dung đã kê khai không trung thực, không chính xác đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.

Về trường hợp, bạn muốn lấy lại phần vốn đã góp để kinh doanh thì trước hết bạn cần thỏa thuận với những người đồng góp vốn khác về yêu cầu này, sau khi thanh toán hết các khoản thuế, khoản nợ, tiền công lao động khác của công ty, nếu hết tài sản thì bạn sẽ không được chia nữa và nếu còn tài sản thì số tài sản còn lại sẽ được chia theo nguyên tắc tỷ lệ phần vốn góp vào kinh doanh. Trường hợp, còn tài sản mà các đồng góp vốn khác cố tình không trả cho bạn thì bạn hoàn toàn có thể khởi kiện tại Tòa án. Và trường hợp này sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Hồ sơ khởi kiện:

Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án bao gồm:

- Đơn khởi kiện (theo mẫu);

- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (ví dụ: hồ sơ nhà đất, hợp đồng vay nợ, giấy vay nợ, di chúc…);

- Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng), nếu người khởi kiện là cá nhân;

- Hồ sơ pháp lý khác của người khởi kiện, đương sự khác như: giấy phép kinh doanh, giấy chứng đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực), nếu là pháp nhân;

- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);

Bạn nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án cấp huyện nơi bạn cư trú hoặc nơi bị đơn cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết.

 Mức án phí dân sự sơ thẩm

a. Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự phúc thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự không có giá ngạch là 200.000 đồng

b. Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:

 

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí

a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống

200.000 đồng

b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

e) Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

 

 

Thời hạn giải quyết:

 

- Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì được gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử thêm 2 tháng.

 

- Thời hạn mở phiên tòa là 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 2 tháng.

 

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169

  

Trân trọng

P. Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo