Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn thủ tục cho tàu nhập bến và kiểm tra tính hợp pháp của phương tiện

Thưa luật sư! Cho tôi hỏi là: Tôi là ngư dân, tôi có làm hồ sơ xét duyệt hỗ trợ vay vốn theo nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, tôi đã làm hồ sơ vay vốn và đã được vay và đóng tàu sắt, hiện tại phương tiện của tôi đóng mới theo nghị định và đang làm thủ tục để được hoạt động.

Vậy nên tôi được cán bộ trạm kiểm soát biên phòng nói là khi vào nhập bến thì cần phải mang các loại giấy tờ của người và phương tiện theo quy định của pháp luật để làm thủ tục nhập bến, ngoài ra còn phải mang theo hợp đồng đóng tàu và biên bản bàn giao tàu để kiểm tra tính hợp lệ của phương tiện. Vì tôi là người có hộ khẩu tại địa bàn Đồn biên phòng quản lý nên họ yêu cầu cần có các loại giấy tờ đó để kiểm tra, lưu hồ sơ, để bắt đầu theo dõi và quản lý phương tiện của tôi. Nên tôi hỏi là cán bộ biên phòng nói vậy có đúng không? và khi tàu cá của tôi là do mới đóng nên ngoài các loại giấy tờ cần thiết của người và phương tiện ra thì có cần phải cung cấp cho Trạm kiểm soát biên phòng hợp đồng đóng tàu và biên bản bàn giao tàu để họ kiểm tra tính hợp pháp của tàu và để họ lưu hồ sơ theo dõi và quản lý không? và họ có quyền kiểm tra tính hợp pháp và nguồn gốc của tàu không? nếu phải cung cấp thì văn bản nào quy định việc cung cấp các loại giấy tờ đó cho họ kiểm tra, tính hợp pháp của phương tiện mới đóng của tôi. Mong luật sư tư vấn và giúp đỡ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Bộ luật hàng hải 2005 quy định:

"Điều 16. Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam

1. Tàu biển khi đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;

b) Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;

c) Tên gọi riêng được Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam chấp thuận;

d) Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xoá đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài;

đ) Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;

e) Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;

g) Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

2. Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 1 Điều này phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu.

Điều 17. Trách nhiệm của chủ tàu về đăng ký tàu biển tại Việt Nam

1. Chủ tàu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các giấy tờ và khai báo đầy đủ, chính xác các nội dung liên quan đến tàu biển đăng ký quy định tại Điều 16 và Điều 19 của Bộ luật này cho Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.

2. Trong trường hợp tàu biển do tổ chức, cá nhân Việt Nam đóng mới, mua, được tặng cho, thừa kế thì chủ tàu có trách nhiệm đăng ký tàu biển chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận tàu tại Việt Nam hoặc từ ngày đưa tàu về đến cảng biển Việt Nam đầu tiên, nếu tàu biển được nhận ở nước ngoài.

3. Chủ tàu có trách nhiệm nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của pháp luật.

4. Sau khi chủ tàu hoàn thành việc đăng ký tàu biển thì được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam. Giấy chứng nhận này là bằng chứng về việc tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam và tình trạng sở hữu tàu biển đó.

5. Chủ tàu có trách nhiệm thông báo chính xác, đầy đủ và kịp thời cho Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam về mọi thay đổi của tàu liên quan đến nội dung đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

6. Các quy định tại Điều này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu trần, thuê mua tàu.

Điều 24. Kiểm tra, giám sát kỹ thuật đối với tàu biển Việt Nam

1. Tàu biển đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa phải chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức đăng kiểm về chất lượng, an toàn kỹ thuật, phù hợp với hồ sơ thiết kế được duyệt và được cấp giấy chứng nhận có liên quan.

2. Tàu biển trong quá trình hoạt động phải chịu sự kiểm tra định kỳ của tổ chức đăng kiểm về chất lượng và an toàn kỹ thuật."

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo