Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn hậu quả của việc thành viên trong doanh nghiệp trốn nợ

Chào luật sư, xin luật sư tư vấn giúp tôi tình huống sau : Công ty trách nhiệm hữu hạn do 3 thành viên góp vốn , vì nợ quá nhiều nên giám đốc công ty không làm thủ tục phá sản để tránh mất thêm chi phí và bỏ ra nước ngoài để trốn nợ.

Xin luật sư cho biết: Việc giám đốc công ty ( hiện là người có phần vốn góp nhiều nhất) xuất ngoại có vi phạm pháp luật không?  Giả sử cả  3 thành viên góp vốn đều xuất cảnh thì  có phải chịu trách nhiệm trươc pháp luật về hành vi trốn nợ của mình không?

Xin chân thành cám ơn các luật sư !

 

Trả lời:

 

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo điều 51 luật doanh nghiệp 2014:

Điều 51. Nghĩa vụ của thành viên

1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 48 của Luật này.

2. Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các Điều 52, 53, 54 và 68 của Luật này.

3. Tuân thủ Điều lệ công ty.

4. Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.

5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:

a) Vi phạm pháp luật;

b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;

c) Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.

6. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

Thứ nhất , về nghĩa vụ trả nợ 

Theo quy định của pháp luật, công ty TNHH hai thành viên trở lên, chịu trách nhiệm trong toàn bộ tài sản của mình, còn thành viên góp vốn  trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải có nghĩa vụ trả nợ trên phần vốn góp của mình. Vậy họ phải thực hiện nghĩa  vụ đúng hạn , việc trốn nợ là trái pháp luật . 

Thứ hai, về việc chịu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Bộ Luật Hình Sự 1999 về  Cơ sở của trách nhiệm hình sự:

" Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự"

Hành vi của những giám đốc này đó là không thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng vay mượn tài sản hợp pháp , đưa thông tin sai ( muốn lén lút trốn ra nước ngoài nhưng lại cho chủ nợ  biết là vẫn còn ở Việt Nam )  nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác vì vậy họ có thể phạm tội lạm dụng tín nhiệm , chiếm đoạt tài sản theo điều 140  BLHS . Còn ở đây, khoản vay này là khoản vay mang danh nghĩa công ty mà không phải khoản vay dựa theo danh nghĩa của cá nhân, do đó, nếu như những thành viên góp vốn bỏ trốn ra nước ngoài cũng không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người thành viên góp vốn. 

Điều 140 bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 quy định:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây  chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn  triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

  a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian  dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

  b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo