Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm

Thưa Luật sư! Nhờ Luật sư tư vấn cho tôi một số vấn đề sau: Công ty tôi sản xuất võng vậy tôi có cần đăng ký tên và sản phẩm của mình không? Tôi nghe nói đăng ký phí rất cao. Ngoài việc đăng ký trên thì có cách nào khác không? Tránh trường hợp sao chép sản phẩm và cùng tên với đơn vị khác. Mong Quý Luật sư tư vấn dùm tôi. Tôi xin chân thành cám ơn!

 

Trả Lời:

 

Kính thưa Quý khách hàng, Công ty TNHH Luật Minh Gia đã nhận được yêu cầu của Quý khách. Vấn đề của Quý khách chúng tôi xin giải đáp như sau:

Đối với sản phẩm võng của công ty bạn có hai đối tượng cần hướng đến đó là đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm võng và nhãn hiệu của sản phẩm võng hay tên của sản phẩm võng.

Thứ nhất đối với kiểu dáng khung võng Căn cứ theo khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009  "Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.", như vậy hình dáng bên ngoài của khung võng được xác định là kiểu dáng công nghiệp.

Thứ hai đối với tên của sản phẩm võng được xác định là nhãn hiệu của hàng hóa căn cứ theo khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 "Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.".

Kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa đều được xác định chung là nhóm đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp, đối với quyền sở hữu công nghiệp là quyền không đương nhiên được bảo hộ mà chỉ được pháp luật bảo hộ sau khi đã được cấp văn bằng bảo hộ, đối với sản phẩm võng của bạn khi mang nhãn hiệu và kiểu dáng riêng chỉ được cấp văn bằng bảo hộ khi chủ thể có quyền tiến hành đăng kí quyền sở hữu công nghiệp và nếu sản phẩm đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật, lúc này chủ sở hữu quyền đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp sẽ được pháp luật bảo vệ tránh tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng và sao chép kiểu dáng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu.  Pháp luật không bắt buộc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp phải tiến hành đăng kí bảo hộ nên bạn được lựa chọn đăng kí bảo hộ hoặc không đăng ký, tuy nhiên việc đăng ký là cần thiết để bảo vệ quyền cho mình và phòng tránh các trường hợp xảy ra tranh chấp trong tương lai. Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số khoản phí, lệ phí đăng kí quyền sở hữu công nghiệp như sau căn cứ theo Thông tư số 22/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính : Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

 

TT

Các khoản phí, lệ phí

Lệ phí (đồng)

1

Lệ phí nộp đơn (cho mỗi phương án)

 
 

- Tài liệu đơn dạng giấy

180.000

 

- Đơn kèm tài liệu điện tử mang toàn bộ nội dung tài liệu đơn

150.000

2

Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu)

600.000

3

Lệ phí công bố đơn

120.000

 

- Nếu có trên 1 hình, từ hình thứ hai trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình

60.000

4

Phí thẩm định nội dung (cho mỗi phương án của từng sản phẩm)

300.000

5

Phí tra cứu thông tin phục vụ việc thẩm định nội dung (cho mỗi phương án sản phẩm)

120.000

6

Lệ phí đăng bạ Bằng độc quyền KDCN

120.000

7

Lệ phí cấp Bằng độc quyền KDCN

120.000

8

Lệ phí công bố Bằng độc quyền KDCN

120.000

 

- Nếu có trên 1 hình, từ hình thứ hai trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình

60.000

9

Lệ phí gia hạn hiệu lực

540.000

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo