Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn chuyển nhượng công ty

Kính chào luật Minh Gia, tôi có câu hỏi mong Luật sư tư vấn giúp tôi: Thứ nhất, Giấy Phép Kinh Doanh Lữ Hành Quốc Tế (GPKDLHQT) của công ty Du Lịch Công ty chúng tôi là công ty tên là A hoạt động nhiều lĩnh vực, trong đó có du lịch đã được cấp GPKDLHQT và vẫn đang hoạt động bình thường mấy năm qua.

Hiện nay, chúng tôi muốn thành lập thêm 1 công ty khác chỉ chuyên hoạt động du lịch và giữ lại công ty A. Như vậy, chúng tôi xin phép được hỏi Luật Sư là: Chúng tôi có thể sang tên hay chuyển nhượng GPKDLHQT này qua tên công ty mới hay không? Thủ tục có dễ dàng hơn nhiều so với xin cấp giấy mới hay không? Thời gian bao lâu? Chi phí ra sao? (Hoạt động kinh doanh du lịch của công ty mới sẽ được điều hành bởi nhân sự của công ty cũ (đủ kiều kiện của giấy phép) vì thực chất chúng tôi là một và chỉ muốn tách biệt ra hai công ty để dễ hoạt động hơn.

Thứ hai:Chúng tôi xin được hỏi là có thể đặt tên công ty là Công ty TNHH Du Lịch Voyara Tour hay không ? Như vậy có vi phạm quy tắc đặt tên công ty hay không?Voyara Tour có thể gọi là tên riêng hay không ? Mong sớm nhận được phản hồi từ Luật Sư.

Xin chân thành cảm ơn Luật Sư!

 

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Về giấy phép kinh doanh lữ hành 

Theo khoản 3 Điều 47 của Luật du lịch 2005 thì giấy phép kinh doanh sẽ được thu hồi khi doanh nghiệp không kinh doanh lữ hành quốc tế trong mười tám tháng liên tục. Do đó, để công ty mới được hoạt động thì bạn cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. 

3. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;

b) Doanh nghiệp không kinh doanh lữ hành quốc tế trong mười tám tháng liên tục;

c) Doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật này;

d) Doanh nghiệp có hành vi vi phạm mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy phép.

4. Việc thu, nộp lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Theo quy định tại điều 49 luật du lịch 2005 có quy định những trường hợp được đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế : 

"Điều 49. Đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

1. Các trường hợp đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:

a) Thay đổi phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế;

b) Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

c) Thay đổi tên doanh nghiệp, tên giao dịch, tên viết tắt của doanh nghiệp;

d) Thay đổi loại hình doanh nghiệp".

Trong trường hợp này, doanh nghiệp bạn thành lập thêm một công ty mới mà không phải là thay đổi tên công ty cũng như thay đổi loại hình doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp bạn muốn chuyển nhượng giấy phép này cho công ty mới thành lập là không đúng theo quy định của pháp luật. Như vậy trong trường hợp này phía công ty mới của chị sẽ phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế mới. 

2. Về việc đặt tên công ty

Căn cứ theo quy định tại Điều 38, Điều 39 Luật doanh nghiệp 2014 quy định thì:  

Điều 38. Tên doanh nghiệp

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

2. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

Điều 39. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Theo các quy định trên thì việc bạn đặt tên công ty như trên là được phép đặt, tuy nhiên để có thể đăng ký được bạn cần tra cứu trên trang https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ để xem có trùng lặp với công ty khác. Nếu không trùng lặp với công ty nào thì bạn có thể dùng tên này để đăng ký làm tên doanh nghiệp. Theo quy định trên thì tên doanh nghiệp gồm tên loại hình doanh nghiệp và tên riêng, như vậy Công ty TNHH là tên loại hình doanh nghiệp, tên riêng là Du lịch Voyara Tour.

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )
 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo