Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp kinh tế

Đầu năm 2014, mẹ em là Tống Thị M có bàn bạc chung vốn xây dựng 10 phòng massage với ba người: Chu Văn N, Trần Quang T, Lê Trí L với nội dung ràng buộc các bên như đính kèm bên dưới. 1. Giấy tờ thuê đất do chú Trần Quang T đứng tên nhưng không có có giấy ủy quyền của ba người còn lại. 2. Giấy phép đăng ký kinh doanh cho cơ sở massage cũng do chú T đứng tên nhưng không có giấy ủy quyền của 3 thành viên còn lại.

Đầu năm 2014, mẹ em là Tống Thị M có bàn bạc chung vốn xây dựng 10 phòng massage với ba người: Chu Văn N, Trần Quang T, Lê Trí L với nội dung ràng buộc các bên như đính kèm bên dưới. Giấy tờ thuê đất do chú Trần Quang T đứng tên nhưng không có có giấy ủy quyền của ba người còn lại. Giấy phép đăng ký kinh doanh cho cơ sở massage cũng do chú T đứng tên nhưng không có giấy ủy quyền của 3 thành viên còn lại.Gần cuối năm 2014 chú T bán lại 1/4 cổ phần cho chú N do không đủ điều kiện tài chính, các giấy tờ do chú đại diện đứng tên trước đó cũng chưa chuyển đổi sang tên của ba thành viên còn lại. Khoảng 2 tháng trước Tết, ba người còn lại xây dựng thêm 3 phòng hát cũng ngay trên mảnh đất đó, không làm giấy tờ ủy quyền trách nhiệm hoặc cổ phần góp vốn đầu tư cơ sở mới. Chú L chịu trách nhiệm mảng xây dựng và mua máy móc phòng hát, chú N phụ trách phần thi công thiết kế nội thất bên trong, mẹ em vì lý do sức khỏe nên không tham gia trong quá trình xây dựng mà nhờ các chú trông nom giùm, cuối kỳ kết toán chi phí mẹ em sẽ mang tiền về đóng góp. Khoảng 23-24/12/2014 âm lịch chú N có gọi cho mẹ em thông báo về tổng chi phí ba phòng hát với nội dung như sau: "chị ơi, thằng Long nó vừa ngồi đây, em cộng tổng hết 540 triệu, phòng thứ 3 đội thợ nghỉ tết chưa hoàn thiện được, mới được 2 phòng thôi, dàn máy phòng thứ ba em cộng theo phòng trước đã mua, còn nội thất của phòng ba em đã mua đủ rồi, ra ngoài giêng, thợ đến làm nếu có phát sinh thêm tiền công thì cũng không đáng kể chị ạ". Cuộc gọi này nhà em không ghi âm nhưng nội dung cuộc đàm thoại cơ bản đầy đủ và chính xác những nội dung như trên, do vậy nếu có phải nhờ tới pháp luật can thiệp thì rất mong muốn truy ra được nội dung cuộc nói chuyện này để làm bằng chứng đối kháng lại với những gì chú N phủ nhận sau này. Cuối tháng 5 chú L bán lại 1/4 cổ phần cho chú N, còn lại mẹ em và chú N. Ngày 30/5/2015 em và mẹ về Hải Dương để thanh toán. Chú N  báo giá phần xây dựng và máy móc mà chú Long phụ trách (riêng 2 phần này có hoá đơn và chứng từ hợp lý), phần trang trí nội thất do chú N phụ trách không có hoá đơn nào, ép nhà em phải thanh toán với mức giá 5.5 triệu/m2. Trong khi đó lời nói trước sau hoàn toàn mâu thuẫn, trước Tết, chú Mười nói với mẹ em là mua vật liệu về và thuê thợ về làm công nhật, nhưng tới khi thanh toán chi phí với mẹ em thì lại nói là khoán trắng cho đội thợ với giá 5.5 triệu/m2. Sáng ngày 20/6/2015 chú N gọi 2 người thi công mang hợp đồng thi công nội thất với giá 5.5 triệu/m2 vào cơ sở và yêu cầu gia đình em phải quyết toán chi phí theo giá ghi trong hợp đồng. Em có nhờ 2 người gọi điện thoại cho đội thi công phần trang trí nội thất, có ghi âm được cuộc điện thoại với người anh (người chịu trách nhiệm thi công) báo với người nhà em là chỉ có 3.5 triệu/m2, cuộc điện thoại với người em (chịu trách nhiệm thiết kế và ký hợp đồng) giá 3 triệu/m2 - cuộc gọi này thực hiện vào chiều ngày 17-18/6/2015 tầm 6-7 giờ. Người em này tên là H và cũng chính là người mang bản hợp đồng giá 5.5 triệu/m2 vào cơ sở cho nhà em. Vì vậy nếu ra pháp luật, truy ra cuộc điện thoại này sẽ là bằng chứng buộc tội bên cung cấp dịch vụ cấu kết gian lận. Nhờ Luật sư xem xét rồi cho em xin lời khuyên để xử lý trường hợp này theo cách thoả đáng và hợp lý nhất, một là gửi đơn ra toà, hai là gửi đơn tố giác ra cơ quan công an để điều tra sáng tỏ vụ việc. Mong sớm nhận được tin từ luật sư.

 

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, giao dich dân sự này sẽ bị vô hiêu do có sự lừa dối

Trong trường hợp của bạn, ban đầu ông N đã nói với mẹ bạn là mua nguyên vật liệu để thuê thợ làm công nhưng sau này lại nói là thuê khoán. Mặt khác, giá thanh toán nhân công có sự mâu thuẩn qua cách nói của mỗi người. Trước khi thi công hai bên sẽ có sự thỏa thuận và thống nhất về giá. Việc lừa dối này vi phạm quy định của pháp luật. Theo Điều 132 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

"Điều 132. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa  

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình"

Thứ hai: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Theo Điều 137 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

"Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu  

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường".

Vì vậy, hiện tại bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng này là vô hiệu. Theo đó không phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, các bên sẽ khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Ngoài ra gia đình bạn cần lưu ý đến thời hiệu khởi kiện, theo quy định tại Điều 136 Bộ luật dân sự 2005
"Điều 136. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu  

1. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.

2. Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế".

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )
 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo