Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tranh chấp liên quan đến tài sản sau khi công ty giải thể

Thưa luật sư. Tôi có vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn:Tháng 6/2015 tôi có chung vốn với 3 người khác thành lập một công ty cổ phần, tôi là giám đốc.Đến nay do mâu thuẫn và làm ăn thua lỗ nên ít nhất 2 trong số 3 người trên đã mở công ty mới và công ty của chúng tôi phải giải thể, trước khi giải thể công ty đã bán thanh lý 3 máy sản xuất là tài sản cố định của công ty đi và công ty của các cổ đông kia mua lại. Tuy nhiên đến thời

Thưa luật sư. Tôi có vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn:

Tháng 6/2015 tôi có chung vốn với 3 người khác thành lập một công ty cổ phần, tôi là giám đốc.Đến nay do mâu thuẫn và làm ăn thua lỗ nên ít nhất 2 trong số 3 người trên đã mở công ty mới và công ty của chúng tôi phải giải thể, trước khi giải thể công ty đã bán thanh lý 3 máy sản xuất là tài sản cố định của công ty đi và công ty của các cổ đông  kia mua lại. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại phía công ty kia mới thanh toán cho công ty tôi giá trị 1 máy khoảng 300 triệu đồng nhưng đến ngày 28/5/2016 với lý do có vốn góp tại công ty cũ nên các cổ đông này muốn chuyển hết máy về công ty mới của mình trong khi tôi là giám đốc không đồng ý. Vậy xin hỏi: 

- Hành động trên của các cổ đông có được coi là lạm dụng quyền hạn chiếm đoạt tài sản công ty có tổ chức không ạ ?

- Giá trị máy còn lại khoảng 1 tỷ đồng thì mức phạt vi phạm là bao lâu nếu tôi tố cáo hành vi trên ?

 - Khởi kiện thì tôi gửi đơn đến cơ quan nào ?

Cám ơn luật sư, mong luật sư giải đáp vướng mắc giúp tôi. Xin cám ơn! Chúc luật sư luôn khoẻ mạnh bình an !

 

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, vấn đề lạm dụng quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Căn cứ Khoản 1 Điều 140 BLHS: "Người nào có một trong những hành vi sau đây  chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

  a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian  dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

  b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản."

Lạm dụng quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi vượt ra khỏi phạm vi quyền hạn của mình nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi vượt quyền hạn này chỉ thực hiện trên cơ sở chức vụ, quyền hạn đã có của người phạm tội. Người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như là phương tiện để thực hiện tội phạm. Để chiếm đoạt tài sản của người khác người phạm tội có thể thực hiện tội phạm bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Trong thực tế các thủ đoạn này là lạm dụng chức vụ, quyền hạn để uy hiếp tinh thần hoặc lừa dối hoặc lạm dụng tín nhiệm.

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp tinh thần người khác để chiếm đoạt tài sản của họ là trường hợp người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn làm phương tiện để cưỡng bức người khác, chiếm đoạt tài sản của họ. Người bị hại do lo sợ rằng người phạm tội sẽ gây thiệt hại cho mình mà để cho người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người khác chiếm đoạt tài sản của họ là trường hợp người phạm tội thể hiện những nội dung không đúng sự thật với người khác nhưng vì tin vào người có chức vụ, quyền hạn mà họ không nhận thức ra được đó là gian dối và để cho người phạm tội chiếm đoạt tài sản.

Với những dấu hiệu trên có thể thấy rằng hành vi của 2 cổ đông kia không đủ điều kiện để cấu thành tội lạm dụng quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra theo Khoản 6 Điều 202 Luật doanh nghiệp: "Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần", tức là nếu số vốn góp còn lại ở công ty cũ của 2 cổ đông kia bằng giá trị của số máy mà họ muốn "chuyển hết về công ty mình" thì việc họ chuyển máy như vậy không vi phạm pháp luật. Còn nếu số vốn góp còn lại đó thấp hơn giá trị của những cái máy sản xuất kia thì hành vi này là phạm pháp.

Thứ hai, nếu muốn khởi kiện, thì bạn gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp giữa các bên. 

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo