Phạm Diệu

Tranh chấp hợp đồng kinh tế

Ngày nay, nhu cầu hợp tác kinh tế ngày càng tăng kéo theo những rủi ro tiềm ẩn mà các bên khó có thể dự đoán được. Một trong những mục đích của việc hợp tác là mang lại lợi nhuận. Việc một bên thực hiện đúng nghĩa vụ của mình là đảm bảo quyền và lợi ích của bên còn lại. Khi các bên không dung hòa được quyền lợi của mình sẽ phát sinh tranh chấp. Luật Minh Gia tư vấn nội dung này như sau:

1.Luật sư tư vấn về tranh chấp hợp đồng kinh tế.

Tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng liên quan đến việc thực hiện hay không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Giải quyết tranh chấp hợp đồng là phương thức xác định quyền, nghĩa vụ của các bên theo thỏa thuận tại hợp đồng và quy định pháp luật. Ở Việt Nam, số lượng tranh chấp hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng kinh tế ngày càng tăng. Theo đó, những tranh chấp này đòi hỏi phải được giải quyết thông qua phương thức chọn lựa phù hợp  để bảo đảm tốt nhất, cân bằng nhất quyền và lợi ích giữa các bên, vừa đảm bảo trật tự pháp luật và ổn định xã hội, góp phần tuyên truyền pháp luật, giáo dục được ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, chủ động ngăn ngừa các vi phạm Hợp đồng.

Do vậy, để mở rộng kiến thức về lĩnh vực này, bạn có thể chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật về hợp đồng cũng như tham khảo một số nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm bồi thường, đơn phương chấm dứt hợp đồng, phạt hợp đồng,…

Để hiểu hơn về vấn đề này, quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty Luật Minh Gia thông qua hình thức như gửi Email tư vấn hoặc liên hệ trực tiếp tới số tổng đài 1900.6169 để được kịp thời hỗ trợ giải đáp các thắc mắc.

2. Tư vấn quy định pháp luật về tranh chấp hợp đồng kinh tế.

Câu hỏi: Xin chào Công ty Luật Minh Gia xin cho tôi tư vấn về tính pháp lý. Cảm ơn Luật Minh Gia ! Công ty A và Xí nghiệp B thuộc Công ty C (nhà nước) có ký kết hợp đồng kinh tế ngày 22/10/2017 về việc xây lắp công trình đã hoàn thành và đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng khai thác và sử dụng ngày 26/9/2008 và quyết toán giá trị xây lắp cũng được nhà thầu và chủ đầu tư ký xác nhận với giá trị quyết toán là 5 tỷ.

Đến ngày 05/4/2010 Xí nghiệp B thuộc Công ty C thông báo Công ty A là đã được chuyển đổi thành chi nhánh Cty cổ phần C (cổ phần hóa)  ngày 02/4/2008. Cty A đã nhiều lần gởi văn bản yêu cầu xí nghiệp B Cty Cổ phần C thực hiện cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý phát hành hóa đơn để lập thủ tục quyết toán công trình nhưng không được phản hồi.

Đến ngày 13/02/2015 Xí nghiệp B thuộc Công ty cổ phần C đến Công ty A về việc thanh quyết toán công trình xuất hóa đơn giá trị gia tăng và thống nhất giá trị quyết toán trên dự thảo kiểm toán là: 4 tỷ (bao gồm thuế GTGT). Tuy nhiên đến nay Xí nghiệp B thuộc Cty cổ phần C và chưa thực hiện phất hành hóa đơn GTGT trên khối lượng thực tế thi công và lập thủ tục thanh lý hợp đồng.

Để giải quyết vấn đề trên Cty A gởi công văn yêu cầu Cty cổ phần C kiểm tra toàn bộ hồ sơ và nhanh chóng lập thủ tục thanh quyết toán, phát hành hóa đơn GTGT, và nhận được phản hồi Cty cổ phần C sẽ đứng ra lập thủ tục thay cho chi nhánh trực thuộc trước đây là Xí nghiệp B.

1. Xí nghiệp B của Cty C là đơn vị thi công, nay công ty mẹ (là Cty C) lập thủ tục thanh quyết toán, phát hành hóa đơn GTGT cho Cty A có được không (căn cứ vào đâu).

2. Được biết Xí nghiệp B thuộc Cty C trước kia là công ty nhà nước và sau đó cổ phần hóa thành Cty cổ phần đổi tên Xí nghiệp B thành chi nhánh B và quyết định thu hồi con dấu của Xí nghiệp B, nhưng đến nay Xí nghiệp B vẫn tiếp tục sử dụng con dấu trước kia. Trước khi chuyển đổi cty C có làm giấy ủy quyền cho xí nghiệp B thực hiện hợp đồng và xí nghiệp B đã nhận phân nữa số tiền, Nay Công C đại diện cho xí nghiệp B xuất hóa đơn thanh toán và nhận số tiền còn lại. Vậy có được không. Xin Luật Sư tư vấn giúp tôi. Chân thành cảm ơn Luật Sư! 

Trả lời: Xin chào quý khách, cảm ơn quý khách đã gửi thắc mắc đến công ty Luật Minh Gia, căn cứ vào những thông tin mà quý khách cung cấp xin được tư vấn cho quý khách như sau:

Vấn đề 1: Về việc công ty C có được xuất hóa đơn thay cho chi nhánh B

Dựa trên những quy định của Thông tư 39/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Công ty C muốn lập thủ tục quyết toán và phát hành hóa đơn GTGT cho xí nghiệp B để thanh quyết toán công trình với công ty A có được không thì phải xem xét là công ty C và xí nghiệp B có sự hạch toán phụ thuộc hay hạch toán độc lập.

Trường hợp 1: Chi nhánh B hạch toán độc lập với công ty C

Thì xí nghiệp B tự mình hạch toán và phát hành hóa đơn GTGT để quyết toán với công ty A. Công ty C không được phép xuất hóa đơn thay cho Chi nhánh B trong trường hợp này

Trường hợp 2: Chi nhánh B hạch toán phụ thuộc với công ty C

Căn cứ vào  tiết a khoản 1 điều 6 thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định như sau:

1. Đối tượng được tạo hóa đơn tự in

a) Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được tạo hóa đơn tự in kể từ khi có mã số thuế gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Doanh nghiệp, Ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn, bao gồm cả Chi nhánh, đơn vị trực thuộc khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính có thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT.”

Và quy định tại khoản 4 Điều 9 thông tư 39/2014/TT-BTC:

“Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức nhưng khai thuế giá trị gia tăng riêng thì từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh phải gửi Thông báo phát hành cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức nhưng tổ chức thực hiện khai thuế giá trị gia tăng cho đơn vị trực thuộc, chi nhánh thì đơn vị trực thuộc, chi nhánh không phải Thông báo phát hành hóa đơn.”

Nếu chi nhánh kê khai thuế GTGT chung với công ty mẹ (chi nhánh cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) thì chi nhánh được dùng chung hóa đơn GTGT với công ty mẹ mà không cần thông báo phát hành hóa đơn.

Nếu chi nhánh kê khai thuế GTGT riêng thì chi nhánh phải gửi thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Từ những quy định trên ta có thể thấy nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì Công ty C có quyền quyết toán và phát hành hóa đơn cho chi nhánh B. 

Vấn đề 2: Về việc sử dụng con dấu: Do chi nhánh B đã bị thu hồi con dấu nên việc chi nhánh B vẫn tiếp tục sử dụng con dấu cũ là trái với quy định pháp luật.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo