LS Thanh Hương

Trách nhiệm của doanh nghiệp về thuế TNCN đối với cá nhân nước ngoài làm việc tại công ty

Nghĩa vụ thuế của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được xác định như thế nào? Việc kê khai thuế, tính thuế cho người nước ngoài quy định ở đâu? Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc kê khai thuế thu nhập cá nhân của lao động nước ngoài? … Luật Minh Gia giải đáp các vấn đề trên như sau:

1. Luật sư tư vấn về thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là thuế đánh vào thu nhập của mỗi người, trong đó bao gồm cả công dân Việt Nam và người nước ngoài. Hiện nay, việc nộp thuế thu nhập cá nhân chủ yếu thông qua việc người trả thu nhập sẽ khấu trừ và nộp thuế cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Nếu bạn đang có thắc mắc về vấn đề tính thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hãy liên hệ với Luật Minh Gia qua Email hoặc gọi đến Hotline: 1900.6169 để được các Luật sư, chuyên viên pháp lý hướng dẫn tư vấn các vấn đề như:

- Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động nước ngoài;

- Quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân;

- Tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý khác về thuế.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm thông tin pháp lý về việc đóng thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động nước ngoại tạ Việt Nam.

2. Hỏi về đóng thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài

Câu hỏi: Chào Luật Minh Gia.Nhờ luật sư tư vấn hộ mình. Cty mình hiện tại có 1 hợp đồng dịch vụ với 1 công ty cung cấp nhân sự B. Cty B sẽ cung cấp cho bên mình 2 ứng viên thực tập nước ngoài theo đúng bản mô tả công việc, thời gian thực tập từ tháng 4/2018 đến hết tháng 7/2018 với giá dịch vụ là 4.250.000/ ứng viên. 2 ứng viên tổng là: 8.500.000. Bên mình sẽ chuyển khoản cho bên B sau khi bên mình đồng ý nhận ứng viên bên B cung cấp, đồng thời bên B sẽ xuất hóa đơn đỏ cho khoản. Và trong quá trình thực tập bên mình sẽ thanh toán lương cho 2 bạn thực tập ấy Trong bản mô tả công việc đi kèm hợp đồng dịch vụ với bên B có đề cập về khoản lương này). Thì mình có được đưa $205 này vào chi phí hợp lý không và có cần phải ký hợp đồng lao động gì với 2 bạn thực tập nước ngoài này không. Và việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân với kê khai nộp thuế tncn của doanh nghiệp mình có cần phải làm không ạ??? Tất cả nhân viên trong cty mình hiện tại không ai đến mức phải đóng thuế Tncn cả nên cuối năm mình chỉ nộp báo cáo quyết toán chứ không phải kê khai nộp thuế gì, giờ tự nhiên có 2 bạn này khiến mình đau đầu thật. Mong phản hồi sớm từ Luật Minh Gia ạ. Xin cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn tư vấn bởi Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề khoản chi có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo Điều 4 Thông tư số: 96/2015/TT-BTC có quy định như sau:

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

...

Theo đó, nếu xác định số tiền xuất trả cho công ty B 8.500.000 VNĐ và tiền thanh toán tiền lương/phụ cấp cho 2 ứng viên mới đều được coi là giá của hợp đồng dịch vụ đã giao kết với công ty B để nhận giới thiệu cộng tác viên thì đây được coi là khoản chi phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời công ty B cũng xuất hóa đơn đỏ hợp pháp cho chi phí dịch vụ trên thì khoản chi này sẽ được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thứ hai, về việc khấu trừ thuế với thu nhập của 2 cá nhân nước ngoài

Trước hết việc khấu trừ thuế phụ thuộc vào việc hai người này là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú. Việc xác định cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú được thể hiện tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 1 – Thông tư số: 111/2013/TT-BTC như sau:

Điều 1. Người nộp thuế

1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.

Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:

b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

b.1.2) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:

b.2.1) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.

b.2.2) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.

2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1, Điều này.

Bên cạnh đó, Thông tư số 111/2013/TT-BTC có quy định các trường hợp khấu trừ thuế như sau:

Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế

1. Khấu trừ thuế

Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:

a) Thu nhập của cá nhân không cư trú

Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập. Số thuế phải khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Chương III (từ Điều 17 đến Điều 23) Thông tư này.

b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công

b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.

b.3) Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế).

i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Theo quy định trên thì tùy thuộc vào việc công ty bạn ký kết hợp đồng gì với hai cá nhân được giới thiệu vào làm việc và hai cá nhân đó được xác định là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú mà việc khấu trừ thuế sẽ được áp dụng khác nhau:

- Nếu 2 đối tượng trên là cá nhân không cư trú thì công ty chị có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập, trong đó “Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.” (Khoản 1, Điều 18 – Thông tư 111/2013/TT-BTC)

- Nếu 2 đối tượng trên là cá nhân cư trú thì việc khấu trừ thuế được áp dụng phụ thuộc vào loại hợp đồng giao kết giữa công ty và hai cá nhân đó

+ Nếu hợp đồng được ký là hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. Còn với hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Ngoài ra, trường hợp công ty giao kết hợp đồng lao động với 2 cá nhân này mà họ không thuộc diện đối tượng không phải cấp giấy phép lao động theo quy định tại Điều 172 – Bộ luật Lao động 2012 và Điều 7 -  Nghị định 11/2016/NĐ-CP. Về trình tự thủ tục cấp giấy phép lao động, bạn có thể tham khảo tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 -  Nghị định 11/2016/NĐ-CP.

+ Nếu hợp đồng được ký là hợp đồng cộng tác viên: có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Dựa vào các quy định trên, công ty bạn có thể xác định việc áp dụng khấu trừ thuế với hai cá nhân đó tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo