Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thủ tục thành lập công ty dược phẩm?

Kính thưa Luật sư!Tôi đang có một vấn đề cần nhờ Luật sư trợ giúp tư vấn thủ tục thành lập công ty dược phẩm. Tôi đang có đối tác nước ngoài muốn mở 1 công ty về dược phẩm, xin nhờ Công ty Luật Minh Gia tư vấn giúp tôi.

1. Hình thức Công ty nào ?
2. Vốn điều lệ: Mức vốn điều lệ hợp lý khi bắt đầu thành lập công ty.
3. Thủ tục cần thiết cho việc thành lập công ty về: Chi phí trọn gói - Thời gian hoàn tất thủ tục đăng ký - Các tư vấn khác nếu có.
Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được sự phản hồi của quý Công ty!.

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, Hình thức Công ty nào?.
Theo một số quy định về luật doanh nghiệp đối với trường hợp của bạn có thể thành lập loại hình doanh nghiệp như sau:

- Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức kinh tế được đăng ký kinh doanh theo quy định và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, có tài sản, có trụ sở giao dịch. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của công ty. Thông thường, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty, tuy nhiên người chủ này vẫn có thể thuê người khác để thay mình làm công việc này. Doanh nghiệp tư nhân là công ty trách nhiệm vô hạn và không có tư cách pháp nhân.

+ Ưu điểm:

  • Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Doanh nghiệp tư nhân ít bị chịu sự ràng buộc chặc chẽ bởi pháp luật.

  • Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng bởi chế độ trách nhiệm vô hạn.

+ Nhược điểm:

  • Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ công ty tư nhân cao.

  • Trách nhiệm vô hạn: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ không những bằng tài sản công ty mà lẫn cả tài sản của chủ doanh nghiệp.

- Công ty TNHH một thành viên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.

Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.

Như vậy, Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc.
2. Vốn điều lệ: Mức vốn điều lệ hợp lý khi bắt đầu thành lập công ty.

Đối với 2 loại hình Công ty trên thì pháp luật không quy định cụ thể mức vố thành lập tối thiểu hay tối đa. Tùy thuộc vào điều kiện vốn của mỗi cá nhân, tổ chức và quy mô hoạt động để có mức vốn thành lập phù hợp, bên cạnh đó theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 thì các các nhân, tổ chức trong quá trình hoạt động có quyền được tăng hoặc giảm vốn.

- Doanh nghiệp tư nhân:

Điều 184.Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp.

3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh

- Công ty TNHH một thành viên.

Điều 75.Quyền của chủ sở hữu công ty.

1. Chủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền sau đây:

h) Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;
3. Thủ tục cần thiết cho việc thành lập công ty về: 

- HỒ SƠ, THỦ TỤC: 

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
+,Tên doanh nghiệp.

+,Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).

+,Nghành, nghề kinh doanh

+, Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.

+,Thông tin đăng ký thuế.

+, Số lượng lao động.

+, Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh.

+, Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

- Bản sao Thẻ căn cước công dân
- Giấy chứng minh nhân dân

- Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân

-  Bản sao chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược

Bên cạnh đó Đối với CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÌ BỔ SUNG THÊM:

-  Điều lệ công ty.

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư

THỜI HẠN ĐĂNG KÝ.

Điều 27.Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, sự phối hợp liên thông giữa các cơ quan trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội và đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Bên cạnh đó, theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP Quy định về đăng ký doanh nghiệp:

Điều 28. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp cho doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH:

Theo quy định tại điều 11 - Luật dược năm 2005 có quy định riêng điều kiện đối với nghành nghề kinh doanh dược phẩm cụ thể như sau:

Điều 11. Điều kiện, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc

1. Kinh doanh thuốc là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc (sau đây gọi chung là cơ sở kinh doanh thuốc) phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.

2. Cơ sở kinh doanh thuốc được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự có trình độ chuyên môn cần thiết cho từng hình thức kinh doanh thuốc;

b) Người quản lý chuyên môn về dược đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với hình thức kinh doanh.

3. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được quy định như sau:

a) Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở sản xuất thuốc, làm dịch vụ bảo quản thuốc, làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc;

b) Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở kinh doanh thuốc trong các hình thức kinh doanh khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

 

Như vậy, theo quy định của pháp luật nghành nghề bạn kinh doanh bắt buộc phải có giấy đăng ký kinh doanh được cấp có thẩm quyền cấp theo đúng quy định của pháp luật.

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )
 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo