Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thủ tục cấp giấy phép hành nghề liên quan đến rác thải

Pháp luật quy định như thế nào về ngành nghề kinh doanh có điều kiện? Ngành nghề nào khi kinh doanh phải làm thủ tục xin giấy phép? Quy định hiện hành về việc cấp giấy phép hành nghề liên quan đến rác thải? Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép?

1. Luật sư tư vấn ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực doanh nghiệp đã từng bước được củng cố và tạo lập một hành lang pháp lý cơ bản phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Trong đó, pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện được coi là lĩnh vực khá mới mẻ với mọi người. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện có thể hiểu là ngành nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải đáp ứng đủ các điều kiện thì doanh nghiệp mới được kinh doanh các ngành nghề đó. Các quy định này giúp việc quản lý hoạt động kinh tế một cách tốt hơn, hiệu quả hơn; thông qua pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện giúp Nhà nước điều tiết được hoạt động sản xuất, giữ được sự phát triển ổn định cho nền kinh tế bằng cách đề ra các chính sách có thể tạo điều kiện ưu đãi để ngành nghề đó phát triển hoặc hạn chế sự phát triển của ngành nghề đó.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có thể nắm rõ được các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện cụ thể của những ngành nghề đó. Do vậy, việc kinh doanh trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Trường hợp bạn đang còn phân vân không xác định được lĩnh vực kinh doanh của mình có thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không thì bạn có thể liên hệ đến Luật Minh Gia bằng hình thức gửi câu hỏi qua email hoặc gọi Hotline1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo nội dung mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây về thủ tục cấp giấy phép hành nghề liên quan đến rác thải.

2. Thủ tục cấp giấy phép hành nghề liên quan đến rác thải

Câu hỏi: Xin chào Công ty Luật Minh Gia. Hiện nay, Công ty tôi đang hoạt động kinh doanh thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt và có kế hoạch bổ sung thêm ngành nghề thu gom rác thải y tế, bóng đèn, vỏ mực in.

Vậy tôi kính mong Cty giải đáp cho tôi những thắc mắc sau:

1. Với loại rác thải trên: rác thải y tế, bóng đèn, mực in thuộc nhóm rác thải nào? Có thuộc chất thải nguy hại khộng?

2. Điều kiện và thủ tục xin cấp giấy phép hành nghề thu gom/ vận chuyển chất thải nguy hại hiện nay bao gồm những gì? Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và giải quyết?

3. Cty Luật Minh Gia có nhận làm hồ sơ thủ tục xin cấp Giấy phép hành nghề thu gom/ vận chuyển chất thải nguy hại không? Nếu có thì chi phí như thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn! Mong thư hồi đáp của quý Công ty.    

Trả Lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin được giải đáp các thắc mắc của bạn như sau:

1. Với loại rác thải trên: rác thải y tế, bóng đèn, mực in thuộc nhóm rác thải nào? Có thuộc chất thải nguy hại khộng?

Theo quy định tại khoản 3,4 Điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ_CP:

"3. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.

4. Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ."

Do đó, bóng đèn là rác thải trong sinh hoạt, vỏ mực in là chất thải trong công nghiệp, rác thải y tế thuộc loại chất thải y tế. Việc phân định việc các loại chất thải trên có phải là chất thải nguy hại hay không phải tùy thuộc vào việc loại chất thải đó có chứa các chất nguy hại có trong danh mục chất thải nguy hại do Bộ Tài Nguyên Môi Trường ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TT_BTNMT. Thông thường, đối với bóng đèn là rác thải sinh hoạt được quản lí theo quy định về quản lí chất thải rắn sinh hoạt . Đối với hai loại còn lại nếu không thể phân định được, phân loại riêng được phần chất thải thông thường với phần chất thải nguy hại thì phải bị quản lí theo quy định về chất thải nguy hại theo quy định tại Điều 29 và Điều 49 Nghị định 38/2015/NĐ_CP. 

2. Điều kiện và thủ tục xin cấp giấy phép hành nghề thu gom/ vận chuyển chất thải nguy hại hiện nay bao gồm những gì? Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và giải quyết?

Điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề thu gom, vận chuyển rác thải nguy hại được quy định tại Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ_CP:

Thứ nhất, phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài Nguyên Môi Trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lí chất thải nguy hại hoặc một số giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

Thứ hai, địa điểm của cơ sở xử lí chất thải nguy hại phải thuộc quy hoạch về xử lý, quản lí chất thải nguy hại của cơ quan phê duyệt từ cấp tỉnh trở lên.

Thứ ba, hệ thống, thiết bị xử lí,công trình bảo vệ môi trường, quy trình vận hành, kĩ thuật xử lí tại cơ sở quản lí, trạm trung chuyển,... chất thải nguy hại đạt tiêu chuẩn kĩ thuật.

Thứ tư, đội ngũ nhân lực phải đáp ứng yêu cầu về: số lượng, chuyên môn nghiệp vụ và thời gian hợp đồng làm việc.

Thứ năm, có phương án bảo vệ môi trường, kí quỹ bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, Điều 23 Thông tư 36/2015/TT_BTNMT quy định về điều kiện với việc thu gom, vận chuyển, quản lí chất thải y tế nguy hại như sau:

"Điều 23. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại

1. Bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển, hệ thống, thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (A) và Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn bảo đảm phù hợp với điều kiện của địa phương và quyđịnh của pháp luật về bảo vệ môi trường; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo BộTài nguyên và Môi trường và Bộ Y tế về kế hoạch đã được phê duyệt.

3. Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại quy định tại Khoản 2 Điều này bao gồm các nội dung chính sau:

a) Địa điểm, mô hình xử lý chất thải y tế nguy hại;

b) Phạm vi, phương thức thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại;

c) Thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia thựchiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại;

d) Các vấn đề liên quan khác.

4. Sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại đượcsử dụng thay thế cho chứng từ CTNH trong trường hợp có hướng dẫn trong kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Trường hợp chủ xử lý CTNH, chủ hành nghề quản lý CTNH tham gia thực hiện kế hoạch quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng ngoài phạm vi của Giấy phép được cấp thì phải báo cáo cho cơ quan cấp phép trước khi thực hiện."

Để được cấp giấy phép hành nghề, công ty bạn phải tiến hành nộp hồ sơ đăng kí cấp giấy phép xử lý CTNH theo quy định tại Điều 16 Thông tư 36/2015/TT_BTNMT:

"Điều 16. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH

1. Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục5 (A.1) ban hành kèm theo Thông tư này.

2. 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây viết tắt là báo cáo ĐTM) được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.

3. 01 (một) bản sao văn bản về quy hoạch có nộidung quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt.

4. Các giấy tờ pháp lý đối với trạm trung chuyển CTNH (nếu có) quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Các mô tả, hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNHtheo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (C) ban hành kèm theo Thông tư này. Kế hoạch vậnhành thử nghiệm được đóng quyển riêng với bộ hồ sơ đăng ký."

Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 36/2015/TT_BTNMT quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép xử lí chất thải nguy hại, công ty bạn cần phải thực hiện một số thủ tục như sau:

- Nộp 2 bộ hồ sơ đăng kí theo quy định trên đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép

- Nộp 2 bản kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lí chất thải nguy hại cùng thời điểm nộp hòa sơ hoặc sau khi nộp hồ sơ

- Sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan cấp phép, công ty bạn thực hiện vận hành thử nghiệm xử lý CTNH, bao gồm: tạm thời thu gom, vận chuyển hoặc tiếp nhận CTNH để vận hành thử nghiệm xử lý CTNH; thực hiện lấy mẫu quan trắc môi trường; trường hợp phát hiện nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vượt QCKTMT mà không có biện pháp khắc phục ngay thì phải tạm ngừng hoạt động các hệ thống, thiết bị xử lý để có phương án giải quyết trước khi vận hành trở lại theo kế hoạch đã được phê duyệt và báo cáo cơ quan cấp phép.

- Lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở xử lý CTNH

-Cơ quan cấp phép kiểm tra thực tế trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo

- Xem xét và cấp giấy phép

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 38/2015/NĐ_CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại trên phạm vi toàn quốc.

3. Cty Luật Minh Gia có nhận làm hồ sơ thủ tục xin cấp Giấy phép hành nghề thu gom/ vận chuyển chất thải nguy hại không? Nếu có thì chi phí như thế nào?

Để sử dụng dịch vụ của công ty Luật Minh Gia bạn có thể liên lạc đến số 19006169 để biết thêm chi tiết.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo