Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thành lập văn phòng đại diện cho doanh nghiệp tại Việt Nam

Kính chào công ty Luật Minh Gia, tôi có câu hỏi mong Luật sư tư vấn giúp tôi như sau: Hiện tại tôi đang được một đơn vị nước ngoài ký hợp đồng làm việc nhưng công ty đó chưa có văn phòng hay đại diện tại Việt Nam. Câu hỏi như sau: 1. Liệu tôi có thể lấy tư cách cá nhân hay đăng ký hộ kinh doanh cá thể để làm đại diện cho họ ở Việt Nam không? Nếu được thì cần phải thủ tục pháp lý gì? Nếu tôi lấy tư cách cá nhân làm cho họ và thuê văn phòng tại các tòa nhà văn phòng thì có vướng vào điều khoản cấm

2. Nếu trong trường hợp công ty nước ngoài muốn thành lập đơn vị liên doanh với một cá nhân/ tổ chức ở Việt Nam thì cần những yêu cầu gì? Tôi xin trân trọng cảm ơn!

 

Trả lời:

 

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Luật thương mại 2005 quy định:

Điều 16. Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam

1. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.

2. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.

3. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.

4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.

Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thông qua các hình thức: Lập văn phòng đại diện, chi nhánh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, công ty đó có thể ký hợp đồng để bạn làm người đứng đầu văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc ngưới đứng đầu chi nhánh tại Việt Nam. Lúc này bạn có thể thuê văn phòng để thực hiện chức năng của văn phòng đại diện, chi nhánh. Lưu ý, bạn cần chú ý đến quyền và nghĩa vụ của mình, theo quy định tại Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20 của Luật thương mại 2005, Điều 20, Điều 21 của Nghị định 72/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Điều kiện được cấp phép thành lập văn phòng đai diện tại Việt Nam được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 72/2006/NĐ-CP:

Điều 4. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh

1. Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

a) Là thương nhân được pháp luật nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;

b) Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân.

Chú ý: Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng kỷ kinh doanh của thương nhân nước ngoài.

Trình tự thủ tục lập văn phòng đại diện tại Việt Nam

Bước 1: Lập hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu MĐ-1 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 11/2006/TT-BTM;

2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải có ít nhất là 01 năm;

3. Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất. Các tài liệu khác có giá trị tương đương bao gồm: văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài cấp hoặc các văn bản khác được tổ chức độc lập, có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.

4. Bản sao Điều lệ hoạt động của thương nhân đối với thương nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế.

Các giấy tờ trên phải dịch ra Tiếng Việt, được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bản dịch, bản sao phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Số bộ hồ sơ cần phải nộp là 01 bộ.

Bước 2: Thương nhân nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đến Sở Công Thương tại địa phương nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở. Hồ sơ có thể được gửi trực tiếp; qua đường bưu điện, công văn hành chính; mạng điện tử.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và gửi bản sao Giấy phép tới Bộ Công thương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cơ quan Thuế; Cơ quan Thống kê, Cơ quan công an cấp tỉnh nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Công thương phải thông báo bằng văn bản để thương nhân nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trong trường hợp hết thời hạn nêu trên mà không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thì Sở Công thương phải thông báo bằng văn bản cho thương nhân nước ngoài về lý do không cấp giấy phép.

Bước 3: Nhận kết quả

Nếu hồ sơ hợp lệ, nhSau khi được cấp Giấy phép thành lập, Văn phòng đại diện phải thực hiện thủ tục thông báo hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Mục IV Thông tư 11/2006/TT-BTM. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài.

Sau khi nhận được thông tin, cũng như yêu cầu cụ thể của bạn, Công ty chúng tôi sẽ gửi bản báo giá chi tiết đến bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng.

Về việc thành lập đơn vị liên doanh 

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ  hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

Trình tự thủ tục như sau:

I. Chuẩn bị hồ sơ.

Thành lập công ty liên doanh là thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời với việc thành lập công ty. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Để thành lập công ty liên doanh nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ chứa đựng  các tài liệu sau:

Trường hợp của công ty bạn - nhà đầu tư là pháp nhân hồ sơ thành lập doanh nghiệp liên doanh cần có: 

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty;

– Giấy chứng nhận mã số thuế Công ty;

– Điều lệ Công ty;

– Báo cáo tài chính Công ty trong 02 năm gần nhất (Nếu có);

– Quyết định của Công ty về việc đầu tư tại Việt Nam;

– Thư chỉ định người đại diện Công ty tại Việt Nam;

– Bản sao hộ chiếu người đại diện Công ty;

– Bản sao hộ chiếu người đại diện phần vốn góp của Công ty;

– Xác nhận số dư tài khoản công ty tương ứng với số vốn đăng ký đầu tư;

Lưu ý: Giấy tờ nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự không quá 03 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ và công chứng dịch sang tiếng Việt Nam

3. Giấy tờ liên quan khác

– Hợp đồng liên doanh;

– Thỏa thuận nguyên tắc về việc thuê nhà, đất làm địa điểm triển khai dự án;

– Bản sao sổ đỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của địa điểm triển khai dự án;

– Và các biểu mẫu hồ sơ quy định trong quyết định 1088/2006/QĐ-BKH.

II. Các bước xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư công ty

1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa (BPMC)sở kế hoạch và đầu tư/ Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (SKH&ĐT/BQLKCN).

Một số cơ quan chưa có BPMC nhà đầu tư thực hiện nộp hồ sơ tại phòng văn thư hoặc phòng ban khác theo quy định cụ thể của từng địa phương;

2. Sở KH&ĐT/BQLKCN: thụ lý hồ sơ, ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc trình UBND Thành phố/Giám đốc BQLKCN phê duyệt;

3. Nhà đầu tư nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại BPMC. Nếu hồ sơ không hợp lệ: kết quả là Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi sửa đổi hồ sơ, nhà đầu tư nộp lại hồ sơ tại BPMC và thực hiện theo trình tự như lần nộp đầu tiên;

III. Xin cấp Giấy chứng nhận mã số thuế và dấu công ty

Sau khi Giấy chứng nhận đầu tư được cấp, nhà đầu tư liên hệ

– Cục thuế tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương để xin cấp Giấy chứng nhận mã số thuế công ty.

– Công an tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương để xin cấp Dấu và Giấy chứng nhận mẫu dấu công ty.

Trên đây là các giấy tờ tài liệu  cũng như thủ tục cần thiết để  thành lập công ty liên doanh. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )
 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo