Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thành lập công ty cổ phần có một cổ đông là cá người nước ngoài

Thưa luật sư, Bên tôi hiện tại đang quản lý về chất lượng hàng may mặc ( Đối tác là khách hàng và các xí nghiệp may trong nước), Khách hàng là chủ yếu là các công ty nước ngoài. Nhiệm vụ của chúng tôi là chịu trách nhiệm ở giữa quản lý từ lúc nguyên phụ liệu về tới nhà máy cho đến khi hàng được nhà máy hoàn thiện và xuất đi cho khách hàng?

Cụ thể sẽ có 3 bên : Bên A : Khách hàng chủ yếu người nước ngoài; Bên B: Bên tôi, Chuyên quản lý giám sát chất lượng hàng từ nguyên phụ liệu tới lên thành phẩm , xuất chuyển hàng sang bên A ; Bên C: đối tác là các khách hàng cá nhân, các công ty xí nghiệp may trong nước Nguyên từ vật liệu ( vải, chỉ, cúc….) tất cả bên A cung cấp và chuyển về bên C , Bên C có trách nhiệm gia công đến thành phẩm ( cắt, may , hoàn thiện ), nhiệm vụ của bên B ( bên mình ) là quản lý trung gian từ khâu bên A chuyển nguyên phụ liệu về Bên C, sau đó là giám sát chất lượng các khâu cắt may đến thành phẩm, và sản lượng, xuất hàng…… Bên A chỉ làm việc thông qua bên B có vấn đề gì bên C sẽ báo lên bên B, bên B sẽ báo bên A và đưa ra hướng giải quyết cho bên C. Mô hình của bên mình hiện là như vậy, nhờ bên Luật tư vấn cho những vấn đề sau:

1. Bên tôi hướng chủ yếu là thành lập công ty cổ phần có cổ đông là cá nhân người nước ngoài, như vậy có vấn đề gì khó khăn không ? Ngoài ra bên bạn có thể tư vấn mô hình công ty khác hợp lý hơn nếu có ?

2. Ngành nghề kinh doanh của công ty: tôi đã mô tả rõ chức năng nhiệm vụ nhưng chưa rõ được ngành nghề hay mô hình hoạt động thương mại, dịch vụ hay sản xuất, hay là gì thì hợp lý nhất . Mình muốn thêm yếu tố xuất nhập khẩu trong mô hình công ty?

3. Chi phí và thời gian cho việc thành lập ?

Xin cảm ơn!

 

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, thành lập công ty cổ phần có cổ đông là cá nhân người nước ngoài.

Về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế Điều 22 Luật đầu tư 2014:

"Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

1. Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.

3. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên".

Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Điều 23 Luật đầu tư 2014:

"Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài".

Ta thấy, mô hình của công ty bạn như sau: Bên A : Khách hàng chủ yếu người nước ngoài; Bên B: Bên bạn, Chuyên quản lý giám sát chất lượng hàng từ nguyên phụ liệu tới lên thành phẩm , xuất chuyển hàng sang bên A ; Bên C: đối tác là các khách hàng cá nhân, các công ty xí nghiệp may trong nước Nguyên từ vật liệu ( vải, chỉ, cúc….) tất cả bên A cung cấp và chuyển về bên C , Bên C có trách nhiệm gia công đến thành phẩm ( cắt, may , hoàn thiện ), nhiệm vụ của bên B ( bên mình ) là quản lý trung gian từ khâu bên A chuyển nguyên phụ liệu về Bên C, sau đó là giám sát chất lượng các khâu cắt may đến thành phẩm, và sản lượng, xuất hàng…… Bên A chỉ làm việc thông qua bên B có vấn đề gì bên C sẽ báo lên bên B, bên B sẽ báo bên A và đưa ra hướng giải quyết cho bên C. Mặt khác ở đây còn có sự góp vốn của người nước ngoài. Trường hợp này thành lập công ty cổ phần là hợp lý nhất.

Theo Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về: Công ty cổ phần.

"Điều 110. Công ty cổ phần

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn".

Thứ hai, ngành nghề kinh doanh của công ty.

Theo thông tin bạn cung cấp ta thấy được:

Về ngành nghề kinh doanh: 

Sản phẩm dịch vụ là là vô hình. Khách hàng không nhìn thấy và thử được dịch vụ trước khi mua mà chỉ thực sự biết khi tiêu dùng dịch vụ. Sản phẩm của may đo chính là quần áo, một thứ sản phẩm nhìn thấy được, sờ thấy được. Đã không vô hình thì không phải là sản phẩm dịch vụ.
Để may ra được quần áo, phải có vải vóc, chỉ... (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), con người (chi phí nhân công), máy móc... (chi phí khấu hao - chung). Nguyên từ vật liệu ( vải, chỉ, cúc….) tất cả bên A cung cấp và chuyển về bên C , Bên C có trách nhiệm gia công đến thành phẩm ( cắt, may , hoàn thiện ), nhiệm vụ của bên B ( bên mình ) là quản lý trung gian từ khâu bên A chuyển nguyên phụ liệu về Bên C, sau đó là giám sát chất lượng các khâu cắt may đến thành phẩm, và sản lượng, xuất hàng…… Như vậy thì xếp nó vào ngành sản xuất.

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 187/2015/NĐ-CP quy định về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu:

"2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố".

Bên cạnh đó, tại Điều 7 Nghị định 187/2015/NĐ-CP quy định:

"Điều 7. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch, kiểm tra về an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng và quy định cửa khẩu

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Danh mục hàng hóa phải tiến hành kiểm dịch trước khi thông quan; quy định thủ tục, hồ sơ kiểm dịch và tiêu chuẩn cụ thể các loại hàng hóa thuộc danh mục này.

2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm bảo an toàn thực phẩm; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch y tế và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, được thực hiện theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Căn cứ quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật có liên quan, các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng quản lý công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan và hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra, xác nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chống chuyển tải bất hợp pháp, bảo vệ uy tín của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, chống gian lận thương mại, Chính phủ giao Bộ Công Thương, trong từng thời kỳ, quy định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa".

Thứ ba, chi phí và thời gian cho việc thành lập.

Chi phí để thành lập công ty phụ thuộc vào sự tính toán trên cơ sở thực tế. Chúng tôi không thể đưa ra một chi phí cho phía bạn. 

Thời gian cho việc thành lập căn cứ vào quá trình làm thủ tục thành lập doanh nghiệp. Trong từng khâu sẽ quy định một thời hạn nhất định.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần theo Điều 23 Luật doanh nghiệp 2014:

"Điều 23. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;

b) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư".

Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Điều 27 Luật doanh nghiệp 2014:

"Điều 27. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp

1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, sự phối hợp liên thông giữa các cơ quan trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội và đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử".

Tại Điều 28 Luật doanh nghiêp 2014 quy định: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

"Điều 28. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 của Luật này;

c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải trả lệ phí theo quy định pháp luật về phí và lệ phí".

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Thành lập công ty cổ phần có một cổ đông là cá người nước ngoài . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo