Luật sư Lê Văn Chức

Thẩm quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng

Thực hiện dự án xây dựng tòa nhà văn phòng có cần phải thẩm định thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công không? Trường hợp công trình đã được cấp giấy phép xây dựng nhưng chủ đầu tư muốn thay đổi một vài mục thì giải quyết như thế nào? Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật Xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Theo đó, trong quá trình thực hiện dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, chủ đầu tư cần thực hiện đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

Vì vậy, nếu bạn có vướng mắc liên quan đến vấn đề đầu tư, xây dựng, bạn cần tìm hiểu các quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến đầu tư, xây dựng, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn về thẩm quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng

Hỏi: Kính gửi quý công ty! Nghị định 59 mới ra có nhiều điểm đổi mới nhưng chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện.

Vậy có vài thắc mắc xin được tư vấn của quý công ty như sau:

- Thứ nhất: Chúng tôi đang thực hiện dự án tòa nhà văn phòng cho thuê (công trình cấp 2) vốn tư nhân. Theo nghị định mới thì có công đoạn thẩm định thiết kế kỹ thuật (TK 3 bước), bản vẽ thi công (TK 2 bước) của công trình công cộng từ cấp 3 trở lên. Khi chúng tôi đem hồ sơ lên sở xây dựng Hà Nội, nộp phòng 1 cửa thì được hướng dẫn là không cần phải qua bước thẩm định của sở xây dựng Hà Nội nữa mà chỉ cần chủ đầu tư tự chọn đơn vị thẩm tra độc lập là thi công được. Vậy vấn đề này phải hiểu và thực hiện như thế nào thì đúng.

- Thứ hai: Hiện tại công trình đã có giấy phép xây dựng, nhưng do một số yêu cầu của chủ đầu tư, chúng tôi có thay đổi thiết kế phần lõi thang máy và thang bộ, nhưng không làm thay đổi nội dung của giấy phép xây dựng. Theo điều 5 trong giấy phép xây dựng: "Khi điều chỉnh thiết kế làm thay đổi nội dung GPXD thì phải đề nghị điều chỉnh giấy phép và chờ quyết định của sở XD HN". Vậy khi thay đổi lõi thang mà không làm thay đổi nội dung của giấy phép xây dựng thì chúng tôi có phải làm thủ tục thay đổi thiết kế cơ sở cho phù hợp bản vẽ thi công hay không?

Xin trân trọng cảm ơn!

Nội dung tư vấn:  Cảm ơn bạn đã gửi nội dung tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau: 

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 26, Nghị định 59/2015 quy định:

Điều 26. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc dự án sử dụng vốn khác

1. Thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình theo tuyến đi qua hai tỉnh trở lên và công trình do Thủ tướng Chính phủ giao;

b) Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình công cộng từ cấp III trở lên, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng được xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng của các công trình còn lại (trừ các công trình quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này), phần thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.

2. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng:

Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình”.

Như vậy, theo quy định trên, dự án của bạn sử dụng vốn tư nhân, thuộc công trình cấp 2 nên người quyết định đầu tư dự án có thể tự tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng, phần thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng chứ không cần Sở xây dựng Hà Nội thẩm định.

Thứ hai, Theo Luật xây dựng 2014 có quy định về việc điều chỉnh giấy phép xây dựng và xin phép xây dựng lại như sau:

Điều 98. Điều chỉnh giấy phép xây dựng

1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:

a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;

c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

Như vậy, trong trường hợp trên, trong quá trình xây dựng có thay đổi thiết kế phần lõi thang máy và thang bộ làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn thì phải làm thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo