Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quảng cáo thực phẩm chức năng trên mạng

Thưa luật sư, Cho em hỏi là sản phẩm thực phẩm chức năng muốn chạy quảng cáo trên internet qua facebook hoặc Google thì có cần xin giấy phép không ạ? Hay chỉ cần xin của những kênh quảng cáo tại Việt Nam như dán poster, quảng cáo LCD, TV, radio,...? Em xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

Theo quy định tại điều 7 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định:

 

 "Điều 7. Quảng cáo thực phẩm chức năng

 

1. Việc quảng cáo thực phẩm chức năng phải được thực hiện theo quy định pháp luật về quảng cáo.

 

2. Việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên phương tiện nghe nhìn phải có dòng chữ chú ý: “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; chữ viết, lời đọc phải nhìn được và nghe rõ ràng trong điều kiện bình thường".

 

Hiện nay, theo quy định của luật quảng cáo 2012, quảng cáo thực phẩm chức năng trên mạng internet không phải xin giấy phép quảng cáo tại Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch như trước đây nữa. Tuy nhiên, nếu quảng cáo thực phẩm chức năng, phía bên bạn vẫn tuân thủ các quy định về điều kiện quảng cáo thực phẩm theo quy định tại điều 5 nghị định 181/2013/NĐ-CP :

 

"Điều 5. Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm

 

1. Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

 

2. Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây:

a) Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm;

b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

 

3. Quảng cáo thực phẩm chức năng phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này và các nội dung sau đây:

a) Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);

b) Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

 

4. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

 

5. Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này".

 

Bạn tham khảo, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo