Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quản lý tài chính, hạn chế rủi ro về thuế cho doanh nghiệp

Chào luật sư Minh Gia, luật sư cho tôi hỏi, để hạn chế rủi ro pháp lí cho doanh nghiệp thì phải xây dựng nội dung về quản lý hóa đơn, chứng từ trong Quy chế tài chính như thế nào ? Biết doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp đó có thành lập 2 chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Quy chế tài chính năm 2015 có những ưu điểm gì mà năm 2005 không có ?Xin cảm ơn!

 

Trả lời:  Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Bạn muốn xây dựng quy chế tài chính, xin đưa ra cho bạn một số nội dung tham khảo như sau: 

- Về quản lý hóa đơn: Hóa đơn phải được bảo quản cẩn thận tại cuốn, khi có vấn đề phát sinh cần phải lấy hóa đơn hoặc giao cho bộ phận khác thì phải mở sổ (theo quy định của Luật kế toán) hoặc lập biên bản giao nhận. Khi sử dụng hóa đơn, chứng từ phải bảo quản cẩn thận, nếu để xảy ra mất, cháy, hỏng hóa đơn bị xử lý theo quy định tại thông tư 10/2014/TT-BTC và 39/2014

Trước khi đưa hóa đơn vào sử dụng cần phải kiểm tra nghiệp vụ xem hóa đơn đó đã được thông báo phát hành theo quy định tại thông tư 39/2014/TT-BTC chưa.

Khi lập hóa đơn thì cần phải quy định rõ ai là người có thẩm quyền ký vào hóa đơn (Thông tư 39/2014/TT-BTC), ngày lập, nguyên tắc lập (thông tư 39/2014/TT-BTC và thông tư 26/2015/TT-BTC).

Vì công ty này là công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ nên cần quan tâm đến các mức thuế suất khi lập hóa đơn. Cần có sự am hiểu và đào tạo nghiệp vụ cho bộ phận xuất hóa đơn (kế toán) để xuất hóa đơn cho chính xác đối với từng loại sản phẩm là đối tượng không chịu thuế; không phải kê khai, tính nộp thuế; thuế suất 0%, 5%, 10%; Giá bán chưa bao gồm thuế GTGT.

- Phải lập hóa đơn theo quy định tại tt39 và tt 26/2015/TT-BTC

Khi nhận được hóa đơn do đơn vị khác xuất thì cần kiểm tra cụ thể các tiêu thức trên hóa đơn trước khi nhận hóa đơn và kê khai, khấu trừ thuế GTGT. Nếu phát hiện ra sai sót hoặc khi lập hóa đơn sai sót thì phải xử lý theo quy định tại Điều 20 thông tư 39/2014/TT-BTC

Sau khi đã kê khai, khấu trừ thì phải lưu trữ cẩn thận (theo quy định về lưu trữ chứng từ kế toán của Luật kế toán) để cơ quan thuế hoặc cơ quan chức năng sẽ đến kiểm tra, thanh tra và quyết toán, hoàn thuế.

Hàng quý công ty lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn gửi lên cơ quan thuế theo quy định tại Điều 27 thông tư 39/2014/TT-BTC, hoặc hàng tháng theo quy định tại thông tư 119/2014/TT-BTC

- Nếu phát sinh chuyển địa điểm thì giải quyết theo Thông tư 26/2015/TT-BTC

Liên 3 hóa đơn lưu nội bộ phải được lưu trữ đầy đủ, không để thất lạc

Đối với 2 chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Sẽ sử dụng chung mẫu hóa đơn với trụ sở chính, trụ sở chính lập thông báo phát hành hóa đơn và phân bổ hóa đơn về cho hai chi nhánh và quản lý bằng sổ theo dõi (Thông tư 39/2014/TT-BTC)

Những điều cần lưu ý: xây dựng quy chế tài chính cụ thể về hóa đơn, đưa ra các mục, các tiêu chí cụ thể căn cứ vào những văn bản đã được nêu trên.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quản lý tài chính, hạn chế rủi ro về thuế cho doanh nghiệp. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo