Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Nghĩa vụ trả nợ của công ty TNHH khi phá sản

Hiện nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường này càng lớn, do đó một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn và dẫn đến phá sản. Vậy doanh nghiệp phải có nghĩa vụ như thế nào khi phá sản? Để được giải đáp cụ thể liên quan đến vấn đề trên, bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

1. Luật sư tư vấn về nghĩa vụ của công ty khi phá sản

Phá sản là điều không doanh nghiệp nào mong muốn, tuy nhiên có những doanh nghiệp tình trạng khó khăn kéo dài và không có khả năng phục hồi thì doanh nghiệp buộc phải nộp yêu cầu tuyên bố phá sản. Việc giải quyết các khoản nợ trước khi tuyên bố phá sản là vấn đề rất quan trọng, pháp luật doanh nghiệp đã có những quy định cụ thể về việc giải quyết các nghĩa vụ của doanh nghiệp khi chuẩn bị phá sản.

Do đó, nếu doanh nghiệp bạn gặp phải tình trạng này và muốn tư vấn cụ thể thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Minh Gia để được tư vấn về các vấn đề:

- Điều kiện nộp hồ sơ tuyên bố phá sản;

- Thứ tự ưu tiên thanh toán nợ khi doanh nghiệp phá sản;

- Trình tự, thủ tục và giải quyết tranh chấp khi thực hiện phá sản.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo trường hợp chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong vấn đề này.

2. Nghĩa vụ trả nợ khi doanh nghiệp phá sản

Câu hỏi: Kính gửi công ty Luật Minh Gia! Tôi xin được tư vấn về thắc mắc sau: Công ty TNHH M còn nợ tôi 49.000.000 nhưng việc thi hành án không được do chi cục thi hành án báo là Công ty không còn tài sản để thi hành án. Vậy, giả sử công ty này tuyên bố phá sản, nhưng không có tài sản để thanh toán hết nợ cho tôi, rồi sau đó ông giám đốc công ty lập công ty khác để kinh doanh và có lợi nhuận thì tôi có được kiện tiếp ông giám đốc để yêu cầu tiếp tục trả nợ không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn ! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

- Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 47 Luật doanh nghiệp năm 2014: 

"Điều 47. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:

a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;

b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trongphạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này;"

Căn cứ vào quy định này thì thành viên của công ty TNHH chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp còn đối với công ty thì sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty đối với các khoản nợ của công ty. 

Căn cứ vào quy định trên thì cần phải xem xét xem là ông giám đốc công ty này nhân danh công ty để vay tiền của anh hay nhân danh bản thân ông đấy để vay tiền của anh. Vì nếu như nhân danh công ty thì nếu tài sản của công ty đã hết thì anh sẽ là người chịu rủi ro. Còn nếu như mà người này nhân danh chính bản thân họ để vay tiền của anh thì họ có nghĩa vụ trả nợ cho anh đến khi nào hoàn thành xong nghĩa vụ cho anh. Có nghĩa là bây giờ không có, sau này có tiền thì sau này có nghĩa vụ trả. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình thì anh sẽ phải xem xét lại trong hợp đồng là bên vay là công ty TNHH với người đại diện đứng ra vay là ai hay bên vay chính là đứng tên ông đấy luôn mà không phải là công ty để xác định nghĩa vụ cho trả nợ cho anh là ai để đảm bảo quyền lợi của mình. 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo