LS Vy Huyền

Muốn sang chiết sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có được không?

Luật sư tư vấn về vấn đề: Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm muốn sang chiết đóng gói sản phẩm thành gói nhỏ hơn có được không? Điều kiện về cơ sở sang chiết sản phẩm như thế nào?

  

Nội dung tư vấn: Xin chào luật sư! Công ty em hiện nay nhập khẩu sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm, công ty chỉ nhập sản phẩm có đóng gói lớn như 200kg và muốn về Việt Nam sang chiết sang đóng gói nhỏ hơn. Bên em cũng đã được sự cho phép của nhà sản xuất về việc sang chiết sản phẩm.

Hỏi: Xin hỏi Luật sư em chưa rõ về các quy định của Pháp luật Việt Nam về cơ sở sang chiết sản phẩm đạt yêu cầu (công ty em tự sang chiết hay phải thuê 1 cơ sở khác làm và yêu cầu về cơ sở này như thế nào ạ).Mong Luật sư tư vấn vấn đề này giúp em ạ. Em xin cám ơn!

 

Trả lời tư vấn: Luật Minh Gia cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn.Với yêu cầu hỗ trợ tư vấn của bạn, Luật Minh Gia tư vấn như sau:

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản như sau:

 

“1. Một số khoản, điểm của Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

 

a) Khoản 1; điểm a, c, d, đ, e, g khoản 4 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

 

1. Địa điểm sản xuất, gia công phải nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải, hóa chất độc hại; nơi sản xuất phải ngăn cách với các khu vực khác.

 

4. Yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị:

 

a) Khu vực sản xuất được thiết kế và bố trí thiết bị theo nguyên tắc một chiều, có sự tách biệt giữa nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra.

 

c) Có kho bảo quản các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

 

d) Cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp, quy trình kiểm soát sản xuất, gia công để tránh phát tán gây nhiễm chéo kháng sinh.

 

đ) Có thiết bị, dụng cụ đo lường để giám sát chất lượng.

 

e) Có giải pháp về thiết bị, dụng cụ để kiểm soát cát sạn, kim loại.

 

g) Có giải pháp phòng, chống chuột, chim, động vật gây hại khác; có thiết bị hút bụi, xử lý chất thải.”

 

5. Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi - thú y, thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học (đối với thức ăn chăn nuôi) hoặc chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học, công nghệ thực phẩm (đối với thức ăn thủy sản).

 

6. Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong quá trình sản xuất, gia công.

 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật chi tiết và cụ thể các quy định về các yêu cầu kỹ thuật đối với các tiêu chí nêu tại Điều này.

 

Hiện nay pháp luật không có quy định cấm doanh nghiệp san chia, đóng gói lại sản phẩm nên việc công ty bạn san chia sản phẩm với định lượng nhỏ hơn là không vi phạm pháp luật. Do đó, nếu công ty bạn đáp ứng được về Điều kiện đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP  về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản thì bạn có thể sang chiết đóng gói sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm mà bạn nhập khẩu. Còn nếu như bạn không đáp ứng được điều kiện thì có thể ký kết hợp đồng với công ty gia công có đủ điều kiện đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định của pháp luật để tiến hành sang chiết đóng gói sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm bạn nhập khẩu.

 

Trân trọng.
 

Phòng Luật sư tư vấn doanh nghiệp - Công ty Luật Minh Gia. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo