Đinh Ngọc Huyền

Vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ bị xử phạt thế nào?

Pháp luật hiện nay đã ban hành những quy định cụ thể về việc tạo và phát hành hoá đơn, sử dụng hoá đơn, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng hoá đơn,…Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những hành vi vi phạm diễn ra khá phổ biến có liên quan đến quản lý, sử dụng hoá đơn do người sử dụng hoá đơn thiếu hiểu biết pháp luật. Vậy mức xử phạt hành chính với hành vi vận chuyển hàng hoá không có hoá đơn hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về hóa đơn, chứng từ

 Trong quá trình vận chuyển, hóa đơn, chứng từ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa là một trong những giấy tờ quan trọng và không thể thiếu. Khi vận chuyển hàng hóa trên đường thì phải có hóa đơn, chứng từ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy nhiều cá nhân, tổ chức còn vi phạm liên quan đến vấn đề vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ. Nếu hàng hóa vận chuyển trên đường mà không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện thì bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

>> Tư vấn pháp lý về vận chuyển hàng hóa, bạn Gọi: 1900.6169

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình về vấn đề nếu trên

2. Vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ

Câu hỏi yêu cầu luật sư tư vấn:

Bên tôi là nhà xe vận chuyển nhận chở hàng cho khách hàng, khi cơ quan công an kinh tế kiểm tra lúc buổi tối từ 20-24h thì lái xe không xuất trình được thông tin hoá đơn điện tử nên bị tạm giữ hàng. 3 ngày sau bên chủ hàng đem bộ chứng từ tờ khai hải quan, hoá đơn của lô hàng, giấy uỷ quyền, giấy đăng kí khinh doanh vào xử lý nhận hàng thì cơ quan công an không giao với lý do không xuất trình hoá đơn tại thời điểm kiểm tra hàng nên coi như hàng lậu, không trả hàng vậy chủ hàng của bên mình muốn nhận hàng thì phải làm như thế nào, và có thể bị phạt như thế nào.

Trả lời: Chào bạn,cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho câu hỏi của bạn như sau:

Thứ nhất. Về việc vận chuyển hàng hóa trên đường mà không xuất trình được hóa đơn.

Căn cứ Công văn Số: 3512/TCT-CS V/v hóa đơn, chứng từ hướng dẫn về xử phạt vi phạm đối với hành vi “Vận chuyển hàng hóa trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp”

Theo đó: “Trường hợp hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì xử phạt vi phạm về hành vi trốn thuế quy định tại Điều 13 Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp cơ quan thuế qua kiểm tra, phát hiện người bán không lập hóa đơn khi bán hàng có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo hướng dẫn tại điểm b khoản 4 Điều 38 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP nêu trên

Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP năm 2015 quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường quy định về thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ như sau:

Điều 3. Thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ

"1. Đối với hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển, đang bày bán, để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết (trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này) thì cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định của pháp luật và Thông tư này ngay tại thời điểm kiểm tra”.

.....

Căn cứ vào quy định người thì ở đây bên bạn là bên nhận chở hàng, được xác định là bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa ngay tại thời điểm kiểm tra

Thứ hai: Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ vào điểm m khoản 1 Điều 13 tại Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế hướng dẫn:

 “Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

 “Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:

1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

….

m) Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp”.

Như vậy, đối với hành vi vận chuyển hàng hóa trên đường không có hóa đơn thì sẽ bị xử lý theo quy định trên đồng thời sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP như sau:

Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 21 của Nghị định 124/2015/NĐ-CP quy định:

Điều 21. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

Như vậy ở đây, đối với trường hợp của bạn, tại thời điểm kiểm tra hàng hóa, hàng hóa mà bạn vận chuyển không có hóa đơn thì được xem là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Như vậy căn cứ các quy định trên hành vi của bạn là trái quy định của pháp luật, bạn bị công an kinh tế và quản lý thị trường phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa đó là đúng. Do đó, sau khi bị tịch thu hàng thì bên chủ hàng bên bạn mới xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp lệ thì vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không được trả lại hàng hóa bị tịch thu

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo