Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh

Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh - Nội dung bao gồm mục tiêu kinh, tài sản và tỷ lệ góp vốn, thời gian góp và phân chia lợi nhuận, các thông tin khác liên quan đến vấn đề góp vốn mà các bên cần hiễu rõ quy định liên quan để tiến hành kinh doanh thuận lợi, đúng quy định pháp luật.

1. Tư vấn quy định về Góp vốn đầu tư kinh doanh

Bạn là cá nhân hoặc chủ doanh nghiệp thi thực hiện hợp tác kinh doanh cấn hiểu rõ quy định pháp luật liên quan để phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn và thu lại nhiều lợi nhuận từ việc đầu tư của mình. Nếu không có thời gian tìm hiểu và muốn đảm bảo tối đa quyền lợi, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6169 luật sư sẽ tư vấn để:

- Bạn hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hợp tác kinh doanh

- Bạn được giải thích quy định về lợi nhuận, phân chia lợi nhuận và trách nhiệm của các bên tron quá trình hợp tác

- Bạn tư vấn, hỗ trợ trong quá trình đàm phán, thỏa thuận hoặc giải quyết tranh chấp phát sinh cũng như giải đáp mọi vấn đề pháp lý bạn vướng mắc.

2. Chúng tôi cung cấp mẫu hợp đồng góp vốn để bạn tham khảo

mau-hop-dong-gop-von-kinh-doanh-jpg-22072013125231-U1.jpg

Tư vấn, quy định về Hợp đồng góp vốn kinh doanh, Gọi: 1900.6169

Mẫu Hợp đồng góp vốn kinh doanh mang tính chất tham khảo, bạn cần tìm hiểu và nghiên cứu quy định pháp luật liên quan hoặc tham khảo ý kiến luật sư trước khi áp dụng vào thực tế.

------------------------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN  KINH DOANH

Hôm nay, ngày….tháng….năm….. tại địa chỉ………………………………, chúng tôi gồm có:

Bên góp vốn (sau đây gọi là bên A):

Ông ():................................................………………………………………….........

Sinh ngày…………………………………………………………………………..................

Chứng minh nhân dân số:....................cấp ngày......./......./........tại .........................

Hộ khẩu thường trú  (: ..............................................................................………..

Bên nhận góp vốn (sau đây gọi là bên B):

Ông ():................................................………………………………………….........

Sinh ngày…………………………………………………………………………..................

Chứng minh nhân dân số:....................cấp ngày......./......./........tại .........................

Hộ khẩu thường trú  (: ...............................................................................………..

Các bên đồng ý thực hiện việc góp vốn với các thoả thuận sau đây :

Điều 1: TÀI SẢN GÓP VỐN

Tài sản gúp vốn thuộc quyền sở hữu của bên A:

 .............................................................................................................................

 Điều 2: GIÁ TRỊ GÓP VỐN

Giá trị tài sản gúp vốn được các bên cùng thống nhất thoả thuận là:.......... (bằng chữ:.........…………………..)

Điều 3: THỜI HẠN GÓP VỐN

Thời hạn góp vốn bằng tài sản nêu tại Điều 1 là: ................................. kể từ ngày ........../........../...........

Điều 4: MỤC ĐÍCH GÓP VỐN

Mục đích góp vốn bằng tài sản nêu tại Điều 1 là :.....................................................................................

Điều 5: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 6: CAM ĐOAN CÁC BÊN

1.       Bên A cam đoan:

a.       Những thông tin về nhân thân, tài sản  đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

b.       Tài sản gúp vốn không có tranh chấp;

c.       Tài sản gúp vốn không bị  cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;

d.       Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

e.       Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

g.       Các cam đoan khác…

2.       Bên B cam đoan:

a.       Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

b.       Đã xem xét kỹ, biết rõ về  tài sản gúp vốn nêu trên và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu;

c.       Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

d.       Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

e.      Các cam đoan khác…                                                                       

Điều 7:  ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1.       Các bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

2.       Hai  bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Cụng chứng viên

Hoặc chọn một trong các trường hợp sau đây:

- Hai  bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.

- Hai bên đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.

- Hai bên đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.

3.       Hợp đồng có hiệu lực từ: …………………………………

Bên A

 

(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Bên B

 

(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

>> Tư vấn quy định về góp vốn kinh doanh, gọi: 1900.6169

Tham khảo tình huống luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến

Câu hỏi: Rút vốn đầu tư trong hợp đồng hợp tác trường hợp nào?

Dear Quý công ty Luật Minh Gia, Nhờ Quý công ty tư vấn giúp em trường hợp này, 2 năm trước em và một người bạn có hùng vốn để đầu tư mở quán cà phê, tổng đầu tư là 250 triệu. Bây giờ em muốn rút vốn thì cách tính tiêu hao tài sản cố định như thế nào?Giả sử người bạn đó không đồng ý cho em rút vốn, Em có thể kiện được người bạn đó hay không? Em cần những thủ tục và giấy tờ gì? Mong thông tin từ Quý công ty

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn luật đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau

Hiện nay pháp luật mới chỉ có Thông tư của Bộ tài chính hướng dẫn về chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Việc anh thỏa thuận góp vốn với người bạn để kinh doanh quán cà phê là quan hệ hợp tác kinh doanh, trong đó các bên thỏa thuận về các nội dung như: Tài sản đóng góp; Đóng góp bằng sức lao động; Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác; Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên; Điều kiện chấm dứt hợp tác...Do đó, trong trường hợp bạn muốn xác định giá trị tài sản bị tiêu hao để làm căn cứ xác định phân chia lợi nhuận thì trước tiên sẽ do các bên cùng thỏa thuận. Anh cùng với bạn có thể thuê một tổ chức thẩm định giá để xác định giá trị tài sản còn lại sau khi đã khấu hao. Trường hợp các bên không thỏa thuận được mà dẫn đến tranh chấp thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Đối với yêu cầu rút vốn thì bạn cần kiểm tra lại trong hợp đồng hợp tác có thỏa thuận về nội dung này hay không. Trường hợp không có thỏa thuận thì bạn chỉ được rút vốn góp khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn nửa số thành viên hợp tác theo quy định tại Điều 510 Bộ luật dân sự 2015.

"Điều 510. Rút khỏi hợp đồng hợp tác

1. Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:

a) Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;

b) Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.

2. Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.

Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.

3. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan."

Nếu giữa các bên trong hợp đồng hợp tác có tranh chấp quyền và nghĩa vụ thì bạn có quyền gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân để yêu cầu giải quyết.

Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của công ty Luật Minh Gia về vấn đề Rút vốn đầu tư trong hợp đồng hợp tác.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo