Phương Thúy

Luật thuế - liên danh nhà thầu đối với hàng được miễn thuế VAT hàng nhập khẩu được pháp luật quy định như thế nào?

Thuế là một trong những vấn đề được nhà nước đặc biệt chú trọng bởi thuế chính là nguồn thu để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của xã hội và đảm bảo cho quá trình hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong khi đó, doanh nghiệp là một trong những chủ thể chịu tác động trực tiếp của sự điều chỉnh pháp luật về thuế, đặc biệt là những doanh nghiệp có sự liên kết với nhau.

1. Luật sư tư vấn.

Nếu bạn đang trong tình huống khó khăn này và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline 1900.6169  để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Khi liên danh với nhau, các doanh nghiệp có phải chịu chung mức thuế hay không?

- Các mặt hàng nào được áp dụng theo thuế tiêu thụ đặc biệt?

- Thuế thu nhập cá nhân được áp dụng với mức lương tối thiểu là bao nhiêu?

Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Luật thuế - liên danh nhà thầu đối với hàng được miễn thuế VAT hàng nhập khẩu được pháp luật quy định như thế nào?

Nội dung câu hỏi: Kính gửi văn phòng luật Minh Gia , Tôi có một thắc mắc liên quan đến việc liên danh nhà thầu cho hàng được miễn thuế GTGT hàng nhập khẩu như sau: Công ty chúng tôi ( gọi tắt là công ty A) có năng lực tài chính  liên danh với công ty B có năng lực kinh nghiệm. Việc liên danh chủ yếu để đáp ứng yêu cầu của CĐT do công ty chúng tôi lần đầu tham gia gói thầu và lĩnh vực an ninh quốc phòng tuy nhiên từ việc tìm nhà cung cấp đến thực hiện và hoàn thiện dự án đều do công ty chúng tôi thức hiện. Tuy nhiên do không đáp ứng năng lực kinh nghiệm nên trong thỏa thuận liên danh chúng tôi bắt buộc phải để công ty B đứng ra làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa  ( giá trị chiếm 90% giá trị hợp đồng) còn công ty chúng tôi ( cty A) sẽ chịu trách nhiệm phần dịch vụ kĩ thuật chiếm 10% giá trị hợp đồngHàng hóa nhập khẩu để cung cấp cho các CĐT sẽ được miễn thuế GTGT cho hàng nhập khẩu phục vụ cho quốc phòng….Trong trường hợp này CĐT sẽ chuyển tiền cho công ty chúng tôi là công ty A, sau đó công ty A sẽ chuyển tiền cho công ty B tương ứng với phần tiền hàng hóa (90% giá trị hợp đồng) CĐT sẽ làm hồ sơ xin miễn thuế hàng hóa nhập khẩu cho dự án cho đơn vị trực tiếp nhập khẩu hàng là công ty B, Công ty B sẽ xuất hóa đơn phần hàng hóa nhập khẩu cho công ty A tương ứng với phần tiền công ty A đã thanh toán cho công ty B ( có hợp đồng cung cấp hàng hóa giữa cty A và Cty B), sau đó Công ty A sẽ xuất hóa đơn 100% giá trị hợp đồng cho CĐT. Xin hỏi việc thực hiện như trên có tuân thủ đúng quy định của pháp luật hay không? Rất mong sớm nhận được câu trả lời của quý vị. Xin cảm ơn!

Trả lời câu hỏi: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Câu hỏi của bạn liên quan đến vấn đề nhà thầu chính, nhà thầu phụ, vì vậy trước hết phải làm rõ hai khái niệm này. Theo khoản 35 và 36 điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định về nhà thầu chính, nhà thầu phụ như sau:

“Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.”

Như vậy, với trường hợp trên, thì công ty của bạn (công ty A) là nhà thầu chính và công ty B là nhà thầu phụ.

Theo quy định thì một thỏa thuận liên danh được coi là hợp lệ khi nội dung của thỏa thuận phân định rõ quyền lợi, trách nhiệm, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh; chữ ký của các thành viên, con dấu( nếu có). Tuy nhiên, mục đích của việc phân chia là phải đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn vệ sinh môi trường...khi thực hiện gói thầu.

Như vậy, thoả thuận liên danh giữa công ty của bạn (công ty A) và công ty B được coi là hợp lệ khi phân định rõ quyền và nghĩa vụ giữa hai bên: Theo như bạn thông tin, thì từ việc tìm nhà đến hoàn thiện dự án đều do công ty A thực hiện, hay việc công ty B đứng ra làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa (giá trị chiếm 90% giá trị hợp đồng), còn công ty A sẽ chịu trách nhiệm phần dịch vụ kĩ thuật chiếm 10% giá trị hợp đồng, hay là việc Công ty B sẽ xuất hóa đơn phần hàng hóa nhập khẩu cho công ty A tương ứng với phần tiền công ty A đã thanh toán cho công ty B;  những công việc này đều phải được thỏa thuận chi tiết trong hợp đồng liên danh thì sẽ được coi là hợp pháp, tuy nhiên công ty nào thực hiện những thủ tục mua bán cần lưu ý về các vấn đề xuất hóa đơn phù hợp.

Thoả thuận liên danh phải được lập theo mẫu theo quy định tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu (mẫu số 3) của Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá.

Bên cạnh đó, vì công ty A là nhà thầu chính nên sẽ chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng với CĐT. Nên theo như bạn thông tin thì CĐT sẽ chuyển tiền cho công ty của bạn là công ty A, sau đó công ty A sẽ chuyển tiền cho công ty B tương ứng với phần tiền hàng hóa (90% giá trị hợp đồng); đồng thời Công ty A sẽ xuất hóa đơn 100% giá trị hợp đồng cho CĐT; việc làm này là hoàn toàn hợp pháp vì nó thể hiện được tính chịu trách nhiệm của công ty A khi tham gia dự thầu với tư cách là nhà thầu chính.

Theo khoản 18 điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế Giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế Giá trị gia tăng quy định về đối tượng không chịu thuế VAT như sau:

“Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh không phải chịu thuế giá trị gia tăng là:

a) Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh theo Danh mục vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh do Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an ban hành.

Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế VAT phải là các sản phẩm hoàn chỉnh, đồng bộ hoặc các bộ phận, linh kiện, bao bì chuyên dùng để lắp ráp, bảo quản sản phẩm hoàn chỉnh. Trường hợp vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh phải sửa chữa thì dịch vụ sửa chữa vũ khí, khí tài do các doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện thuộc đối tượng không chịu thuế VAT.

b) Vũ khí, khí tài (kể cả vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng) chuyên dùng phục vụ cho quốc phòng, an ninh nhập khẩu thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc nhập khẩu theo hạn ngạch hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hồ sơ, thủ tục đối với vũ khí, khí tài nhập khẩu không phải chịu thuế VAT ở khâu nhập khẩu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.

Như vậy, hàng hoá của bạn sẽ được miễn thuế VAT khi thuộc trường hợp quy định tại khoản 18 điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo