Phạm Việt Hằng

Hợp tác xã xử lý tài sản góp vốn như thế nào?

Xuyên suốt trong quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế Việt Nam không thể phủ nhận vai trò to lớn của hợp tác xã trong việc thúc đẩy nền kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người dân. Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác hợp tác xã thực hiện tự chủ về tài sản, để hợp tác xã phát triển cần sự đóng góp của xã viên thông qua hình thức góp vốn vào hợp tác xã, nên để hiểu hơn các quy định pháp luật về vấn đề này anh/chị có thể tham khảo bài tư vấn sau:

1. Luật sư tư vấn về quyền của chủ thể góp vốn vào hợp tác xã

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế xã hội do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của xã viên, giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất, hỗ trợ về tinh thần, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nên nhiều chủ thể mong muốn được góp vốn vào hợp tác xã tuy nhiên trong nhiều trường hợp do nguyên nhân khách quan, chủ quan hợp tác xã phải giải thể đặt ra vấn đề tài sản góp vốn sẽ được xử lý như thế nào? Để nắm rõ hơn các quy định về pháp luật về vấn để này, anh/chị có thể liên hệ tới Luật Minh Gia để được tư vấn rõ hơn.

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, anh/chị vui lòng gửi câu hỏi hoặc gọi đến Luật Minh Gia để được hỗ trợ và bên cạnh đó anh/chị có thể tìm hiểu thêm tại một số tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn sau đây:

2. Quy định về trả lại, thừa kế tài sản góp vốn vào hợp tác xã

Câu hỏi tư vấn:Tôi xem trên mạng được biết luật sư tư vấn các vấn đề về pháp luật, luật sư có thể giúp tôi vấn đề sau được không ạ? Nhà tôi có 1 cái ao thời ông cha để lại, sau khi vào hợp tác xã thì toàn bộ ao ruộng được nhập vào tài sản của HTX mãi cho tới khi chuyển đổi cơ cấu chia ruộng đất toàn bộ ao và thổ cư cũ để được trả lại cho những người có ao thổ cư cũ. Riêng nhà tôi ao thổ cư cũ từ thời ông cha để lại vào gia đình nhà ông Kiều Văn A, Ông A cùng toàn một số cán bộ đã hợp lý hóa ao đó và đã làm sổ đỏ trong lúc tôi đi bộ đội ở Biên giới, Bố tôi nhiều tuổi không biết ông A đã chiếm đoạt không cái ao đó nhà tôi. Vậy tôi xin hỏi luật sư liệu tôi có đòi lại được ao đó không ? nếu đòi được tôi phải làm đơn như thế nào và gửi cho cơ quan nào? Xin cảm ơn luật sư!

Trả lời: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của anh/chị chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

Theo quy định tại khoản 1, điều 18 Luật hợp tác xã 2012 quy định về trả lại, thừa kế vốn góp

“1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trả lại vốn góp cho thành viên, hợp tác xã thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc trả lại phần vốn vượt quá mức vốn góp tối đa khi vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên vượt quá mức vốn tối đa quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 của Luật này.

2. Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế nếu đáp ứng đủ điều kiện của Luật này và điều lệ, tự nguyện tham gia hợp tác xã thì trở thành thành viên và tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên; nếu không tham gia hợp tác xã thì được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.

Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích, việc trả lại vốn góp và quản lý tài sản của người mất tích được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì vốn góp được trả lại thông qua người giám hộ.

4. Trường hợp thành viên là pháp nhân, hợp tác xã thành viên bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản thì việc trả lại, kế thừa vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Trường hợp vốn góp của thành viên là cá nhân không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì vốn góp được giải quyết theo quy định của pháp luật.

6. Trường hợp người thừa kế tự nguyện để lại tài sản thừa kế cho hợp tác xã thì vốn góp đó được đưa vào tài sản không chia của hợp tác xã.”

Mặt khác tại Điều 51 quy định về trình tự trả lại vốn góp

“1. Việc trả lại vốn góp cho thành viên, hợp tác xã thành viên chỉ được thực hiện sau khi hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã đã quyết toán thuế của năm tài chính và bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Thành viên, hợp tác xã thành viên chỉ được trả lại vốn góp sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của mình đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Cá nhân hoặc tập thể quyết định việc trả lại vốn góp cho thành viên, hợp tác xã thành viên không đúng quy định tại khoản này phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.”

Theo đó hợp tác xã khi chuyển đổi cơ cấu, chia tách, sáp nhập, hợp tác xã chấm dứt tư cách pháp nhân sẽ thực hiện trả lại phần vốn góp cho các thành viên sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài chính, thanh toán xong các khoản nợ của hợp tác xã và đảm bảo các thành viên đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của mình.

Dựa vào thông tin cung cấp gia đình anh/chị đã thực hiện góp vốn vào hợp tác xã và sau khi chuyển đổi cơ cấu được trả lại phần vốn góp của mình tuy nhiên do sai sót, hợp tác xã đã trả sai tài sản góp vón cho gia đình khác và hiện đã được cấp sổ đỏ.

Trong trường hợp này do hợp tác xã đã giải thể nên gia đình anh/chị không thể yêu cầu hợp tác xã giải quyết tranh chấp cho mình, mặt khác khi thực hiện góp vốn vào hợp tác xã bằng toàn bộ ao ruộng thì tài sản trên đã được định giá tài sản và bắt buộc phải thực hiện sang tên cho hợp tác xã do vậy gia đình anh/chị sẽ không phải là chủ sở hữu của phần đất đó nữa mà thay vào đó gia đình anh/chị sẽ có một phần vốn góp tương đương với tài sản đã được định giá góp vốn vào hợp tác xã.

Dựa trên cơ sở trên việc giao sai tài sản dẫn đến việc tài sản của gia đình anh/chị không nhận được tài sản của mình, trong trường hợp này do không có quy định việc trả lại vốn góp của hợp tác xã phải đúng đối tượng đã góp vốn ban đầu, nên việc trả lại tài sản góp vốn cho ai là do hợp tác xã thực hiện vì đây là là tài sản thuộc sở hữu của hợp tác xã và việc trả lại phần đất ao ruộng trên cho gia đình ông Kiều Văn A là đúng, dựa trên cơ sở đó gia đình ông Kiều Văn A được phép sang tên phần đất trên cho gia đình mình. Nên gia đình anh/chị không thể đòi lại phần đất ao ruộng đó được.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo