Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng có cần xác nhận của cổ đông không?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Kính nhờ văn phòng giải đáp giùm tình huống sau: công ty CP A có 5 cổ đông góp vốn, vay vốn ngân hàng và sử dụng tài sản của công ty là xe oto để thế chấp. Theo điều lệ DN và theo quy định , công ty gửi biên bản họp HDQT đến ngân hàng với đầy đủ chữ ký các cổ đông đồng ý về việc thế chấp vay vốn và giao cho giám đốc cty - người đại diện theo pháp luật( là 1 trong 5 cổ đông) đại diện ký kết hợp đồng và làm thủ tục đăng ký thế chấp.

Sau đó việc công chứng, đăng ký thế chấp đã hoàn tất. Tuy nhiên, một thời gian sau có khiếu kiện của 4 cổ đông yêu cầu ngân hàng hoàn trả tài sản là chiếc xe oto kia về cho công ty vì giám đốc công ty tự ý ký vào biên bản họp, họ không đồng ý và chữ ký trên biên bản không phải của họ. Vậy trong trường hợp này hợp đồng thế chấp có vô hiệu không và vô hiệu như thế nao? Trách nhiệm của công chứng viên khi tiếp nhận hồ sơ công chứng đối với phần chữ ký của các cổ đông. Người đại diện theo pháp luật của công ty có trách nhiệm như thế nào đối với chữ ký của các cổ đông công ty khi gửi hồ sơ ra bên ngoài(ngân hàng, công chứng...) Xử lý của ngân hàng trong tình huống này( tiếp tục được nhận xe oto làm tài sản thế chấp hay phải hoàn trả) và các rủi ro có thể xảy ra. Rất mong có sự phản hồi của quý công ty. Trân trọng cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
 
Trường hợp này phải căn cứ theo Điều lệ của công ty A để xác định xem Giám đốc công ty có đủ thẩm quyền giao kết hợp đồng vay vốn và thế chấp với giá trị tài sản như thế nào, trường hợp giá trị vay vốn cần phải được sự thông qua của hội đồng quản trị, hay đại hội đồng cổ đông thì phải có Nghị Quyết, biên bản họp Hội đồng quản trị/ Đại hội cổ đông chấp thuận.
 
Nếu giao dịch buộc phải có sự chấp thuận của Hội đồng quản trị/Đại hội cổ đông nhưng lại chưa được chấp thuận mà giám đốc công ty tự ý giao kết thì được coi là đã giao kết vượt quá phạm vi đại diện.
 
Khoản1 Điều 146 Bộ luật dân sự 2015 (hiệu lực vào ngày 31/12/2016) quy định:
 
Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện.

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

 

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo