Luật sư Trần Khánh Thương

Rút vốn, chuyển nhượng cổ phần cần điều kiện gì?

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp được rất nhiều người lựa chọn để thành lập bởi những đặc biểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này so với các loại hình doanh nghiệp khác trong pháp luật doanh nghiệp. trong đó, việc rút vốn khỏi công ty cổ phần là một đặc điểm đặc biệt của loại hình doanh nghiệp này.

1. Tư vấn về rút vốn, chuyển nhượng cổ phần

- Trong quá trình tư vấn pháp luật cho khách hàng, công ty Luật Minh Gia nhận thấy có rất nhiều khách hàng thắc mắc về các vấn đề liên quan đến loại hình công ty cổ phần. Các câu hỏi của khách hàng thường xoay các vấn đề như thủ tục thành lập công ty cổ phần, quy định về cổ đông sang lập, cổ đông phồ thông trong công ty, quy định về vốn điều lệ và các vấn đề liên quan đến rút vốn khỏi công ty cổ phần…

- Do đó, chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ và tư vấn cụ thể cho các khách hàng về các vấn đề liên quan đến công ty cổ phần. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan đến công ty cổ phần thì có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ về các vấn đề liên quan.

2. Điều kiện rút vốn, chuyển nhượng cổ phần tại công ty cổ phần

Câu hỏi:

Luật sư cho e hỏi câu này nha: E là cổ đông nhỏ trong công ty cp, e chỉ nắm giữ 5 % cổ phần, nhưng vì lý do công ty làm ăn không phát triển, e đã được sự đồng ý của các thành viên trong hội đồng cổ đông và chuyển nhượng phần cổ phần của e cho một thành viên khác trong hội đồng cổ đông. Vậy cho e hỏi là số tiền e góp vốn bao đầu có được rút ra ko a? 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Quy định về chuyển nhượng cổ phần

Điểm d khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

"...d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật doanh nghiệp 2020."

Đối chiếu với các quy định tại khoản 3 Đều 120 quy định như sau:

''3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.''

Và quy định tại khoản 1 Điều 127 quy định:

"1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng."

- Hình thức rút vốn, chuyển nhượng cổ phần

Như vậy, căn cứ vào quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành thì:

Nếu bạn là cổ đông phổ thông thì bạn có thể rút vốn ra khỏi công ty cổ phần bằng hình thức chuyển nhượng cổ phần cho người khác nếu điều lệ công ty không quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

Nếu bạn là cổ đông sáng lập thì bạn chỉ có thể rút vốn ra khỏi công ty bằng hình thức chuyển nhượng cổ phần cho người khác khi kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến thời điểm chuyển nhượng đã được 3 năm. Sau thời điểm 3 năm, cổ đông sáng lập có thể tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho thành viên sáng lập khác. Nhưng nếu muốn chuyển nhượng cổ phần đó cho người không phải là cổ đông sáng lập thì phải được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông.

Điều kiện rút vốn khỏi công ty cổ phần

Tư vấn điều kiện khi rút vốn khỏi công ty cổ phần

---

3. Vấn đề rút vốn khỏi công ty cổ phần

Câu hỏi:

Gửi Công ty Luật Minh Gia. Nhờ công ty tư vấn một số nội dung như sau. Thực trạng cổ phần của công ty tôi đang phân bổ (công ty thành lập tháng 3/201x): Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc chiếm 54.1% (cổ đông sáng lập); tôi Phó GĐ chiếm 34.6% (cổ đông sáng lập); cổ đông khác chiếm 3.3% (cổ đông sáng lập); quỹ đầu tư phát triển + rủi ro 8%.

Tôi có câu hỏi như sau: Tôi muốn rút khỏi công ty và muốn bán lại cổ phần của mình cho công ty, tôi không có khả năng bán cho người khác ngoài công ty, vì vậy tôi có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của tôi, công ty có quyền từ chối mua lại cổ phần của tôi hay không? Tôi đang dự kiến sẽ nghỉ dưới danh nghĩa là nhân viên công ty kể cả chưa bán được cổ phần. Trường hợp công ty cố tình gây khó dễ không mua lại cổ phần của tôi thì tôi nên làm như thế nào? Số cổ phần Quỹ đầu tư phát triển + rủi ro tôi có được hưởng gì từ số cổ phần này hay không khi tôi rút khỏi công ty. Mong nhận được tư vấn từ công ty Luật Minh Gia sớm. Trân trọng!

Trả lời tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Về chuyển nhượng cổ phần của cổ đông

Theo quy định tại Điểm d khoản 1 Điều 111, khoản 3 điều 120, khoản 1 điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có quy định như sau:

“Xem trích dẫn quy định tại phần tư vấn (1)”

Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn thành lập tháng 3 năm 2013, như vậy, đến nay (tháng 10/2017) đã được trên 3 năm, do vậy, Cổ đông sáng lập không bị hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phần theo khoản 3 Điều 119. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này chỉ được thực hiện nếu điều lệ công ty không quy định về việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

- Vấn đề mua lại cổ phần theo yêu cầu của Cổ đông

Căn cứ quy định tại Điều 132 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định như sau:

"1. Cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.

2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.”

Theo quy định trên thì Công ty cổ phần chỉ phri mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông trong trường hợp cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty. Nếu không thuộc trường hợp đó, bạn có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông trong công ty hoặc cho người khác ngoài công ty.

- Về Quỹ đầu tư phát triển của công ty

Tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp có quy định như sau:

“Điều 32. Quản lý và sử dụng các quỹ

...

2. Quỹ đầu tư phát triển được dùng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển doanh nghiệp và bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp".

Các quỹ doanh nghiệp là số tiền được trích ra từ khoản lợi nhuận sau thuế được để lại cho doanh nghiệp theo tỷ lệ nhất định do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc quyết định. Việc trích lập khoản tiền từ lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động mở rộng sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện làm việc, dự phòng những rủi ro, tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, địch hoạ. Như vậy, khi bạn xin thôi việc bạn sẽ không được hưởng lợi từ quỹ này.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Điều kiện rút vốn khỏi công ty cổ phần. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo