Hoàng Thị Kim Lý

Dạy khiêu vũ nơi công cộng có cần chứng chỉ hành nghề?

Luật sư tư vấn về các vấn đề liên quan đến việc dạy khiêu vũ nơi công cộng, điều kiện người dạy khiêu vũ, địa điểm, chứng chỉ hành nghề,... Cụ thể như sau:

 

Chào luật sư! Em muốn hỏi 1 số điều sau:

1) Khi sinh hoạt, tụ tập ngoài công viên với mục đích thể dục, thể thao thì cần tuân theo những quy định gì?

2) Những điều kiện nào cần có về phía quy định để mình có thể mở một lớp khiêu vũ ngoài công viên? (Bằng cấp, chứng chỉ? Nếu là dạy miễn phí hoặc có phí thì khác nhau ra sao? Đem dàn máy ampli, loa ra công viên sử dung thì có phạm luật không?) Em có tìm hiểu trên mạng thì thấy các bài báo: 1) Bảo vệ công viên giải tán đám đông, không cho tụ tập sinh hoạt thể thao ngoài công viên, hoạt động trên 30 người phải xin phép ban quản lý --> Vậy có đúng luật ko?

3) Phải đóng phí cho ban quản lý công viên mới cấp phép hoạt động?

4) Phải có giấy chứng nhận chuyên môn khiêu vũ mới cho dạy (nhưng đó là ở phòng tập, ngoài công viên yêu cầu vậy ko?) --> Nếu mình dạy miễn phí thì có cần yêu cầu chứng nhận chuyên môn ko?

Em có đọc văn bản pháp luật này nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề thắc mắc, Cám ơn!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh gia chúng tôi, vấn đề bạn đưa ra chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ Quyết định 23/2001/QĐ-BVHTT về Quy chế dạy khiêu vũ do Bộ Văn hóa thông tin ban hành quy định như sau:

 

"Điều 5. Điều kiện để các tổ chức, cá nhân được tổ chức dạy khiêu vũ:

 

1. Người đứng tên đăng ký tổ chức dạy khiêu vũ phải là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, không có tiền án, tiền sự về hành vi truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

2. Phòng dạy khiêu vũ:

 

- Có diện tích tối thiểu từ 20m2 trở lên;

 

- Đảm bảo ánh sáng trên 10Lux;

 

- Đảm bảo âm lượng không vượt quá quy định của nhà nước về tiêu chuẩn "mức ồn tối đa cho phép" (tiêu chuẩn Việt Nam số 5949-1995), và không gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng;

 

- Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về Phòng cháy và chữa cháy.

 

3. Phải có quy chế hoạt động trong đó quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người tổ chức, người dạy, người học; có chương trình nội dung và thời gian cụ thể của các lớp. Quy chế này phải được phổ biến đến từng người dạy, người học biết.

 

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy khiêu vũ:

 

1. Các tổ chức, cá nhân dạy khiêu vũ có mục đích kinh doanh phải gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh sở tại. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ quan văn hoá thông tin cùng cấp theo quy định tại Điều 20 Luật Doanh nghiệp.

 

2. Các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy khiêu vũ là đơn vị hoạt động sự nghiệp có thu phải gửi văn bản thông báo cho Sở Văn hoá - Thông tin sở tại. Nội dung thông báo phải nêu rõ:

 

- Tên tổ chức, cá nhân tổ chức dạy khiêu vũ, địa chỉ cư trú;

 

- Địa điểm dạy;

 

- Chương trình đào tạo: Nội dung dạy và thời gian của các lớp học.

 

3. Việc tổ chức dạy khiêu vũ trong nội bộ cơ quan, tổ chức không phải thông báo cho Sở Văn hoá thông tin nhưng không được sử dụng bản nhạc hoặc băng đĩa tiếng, băng đĩa hình thuộc loại cấm lưu hành để dạy, không được dạy nhảy những điệu nhảy trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

 

4. Các tổ chức cá nhân tổ chức dạy khiêu vũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chỉ được ký hợp đồng dạy khiêu vũ với những người có đủ điều kiện theo quy định tại điều 7 Quy chế này và phải liên đới chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm quy chế của người dạy, người học trong thời gian có mặt tại cơ sở mình.

 

5. Trong quá trình tổ chức dạy khiêu vũ phải tuân thủ các quy định tại khoản 2; 4; 5; 6; 7 điều 20 của Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 của Chỉnh phủ.

 

Điều 7. Người dạy khiêu vũ phải có những điều kiện sau:

 

1. Đối với người Việt Nam:

 

a. Về nhân thân:

 

- Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên;

 

- Có sức khoẻ tốt đáp ứng việc dạy khiêu vũ, không mắc bệnh truyền nhiễm, không có dị tật ngoại hình ảnh hưởng đến thẩm mỹ;

 

- Không có tiền án, tiền sự về hành vi truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

 

b. Về chuyên môn phải có một trong các điều kiện sau:

 

- Có chứng chỉ chuyên môn về trình độ khiêu vũ do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp, hoặc là hội viên của Hiệp hội vũ sư quốc tế;

 

- Có giấy chứng nhận đoạt giải trong các kỳ thi khiêu vũ từ cấp tỉnh trở lên;

 

- Có giấy chứng nhận về trình độ khiêu vũ do Sở Văn hoá - Thông tin nơi cư trú cấp;

...

Như vậy, bạn có thể lựa chọn nơi dạy nhảy là nơi công cộng hoặc phòng tập,...

 

Về chí phí dạy, nếu bạn dạy nhảy mà thu phí thì bạn phải đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh sở tại và gửi văn bản thông báo tới Sở Văn hóa - thông tin sở tại; còn nếu bạn dạy miễn phí thì không phải đăng ký trên.

 

Việc bạn dạy nhảy có hay không thu phí thì yêu cầu cơ bản bạn phải có kiến thức về chuyên môn, bằng cấp rõ ràng theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định trên và để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bạn, tránh những trường hợp không đáng có xảy ra.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Nguyễn Thị Hằng Nga - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo