Trần Diềm Quỳnh

Đánh giá năng lực kinh nghiệm trong đấu thầu rộng rãi

Đấu thầu là gì? Các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu thầu? Có thể đánh giá năng lực kinh nghiêm của nhà thầu, nhà đầu tư trong đấu thầu rộng rãi thông qua phương thức nào?

1. Luật sư tư vấn đấu thầu

Đấu thầu là một trong những hình thức kinh doanh dựa vào tính chất cạnh tranh công bằng, công khai của thị trường. Có thể nói đấu thầu là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong trường hợp có hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất thì chủ đầu tư thường lựa chọn hình thức thông qua đấu thầu để lựa chọn nhà thầu ký kết và thực hiện hợp đồng trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khá phong phú, như đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp và lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt. Với mỗi hình thức lựa chọn nhà thầu được áp dụng cho các gói thầu, dự án khác nhau. Do đó, để xác định hình thức lựa chọn nhà thầu nào phù hợp với dự án của chủ đầu tư thì các bên phải xem xét và tìm hiểu kỹ quy định của Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trường hợp bạn hoặc công ty bạn có vướng mắc liên quan đến lựa chọn nhà thầu và các vấn đề khác trong lĩnh vực đấu thầu thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia hoặc gọi Hotline1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Đánh giá năng lực kinh nghiệm trong đấu thầu rộng rãi?

Nội dung tư vấn cụ thể như sau: Nhờ luật sư tư vấn giúp, mình đang gặp trường hợp sau: Trong quá trình đánh giá HSDT. Tiêu chí Đánh giá: Năng lực kinh nghiệm của nhà thầu. Trong HSMT có yêu cầu như sau: 1. nhà thầu đã từng thi công tối thiểu: 03 công trình giá trị >10 tỷ -> nhà thầu đề xuất 03 CT. (1 trường học, 1 bệnh viện, 1 trung tâm văn hóa). -> ok 2. Trong các hợp đồng nêu trên phải có tối thiểu 01 công trình trụ sở ngân hàng có giá trị >10 tỷ. -> Thắc mắc: nhà thầu có được phép làm rõ không? hay loại ngay nhà thầu này vì không có công trình tương đương. Theo Điều 16, NĐ 63/2015/NĐ-CP nhà thầu được phép làm rõ tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực kinh nghiệm. trong HSMT cũng ghi như vậy.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Với quy định cuả pháp luật cụ thể tại Điều 16 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định:

Điều 16. Làm rõ hồ sơ dự thầu

1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

2. Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.

3. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.

Theo quy định của pháp luật thì sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trong HSMT có yêu cầu như sau: nhà thầu đã từng thi công tối thiểu: 03 công trình giá trị >10 tỷ. Nhà thầu đề xuất 03 CT. (1 trường học, 1 bệnh viện, 1 trung tâm văn hóa). Trong các hợp đồng nêu trên phải có tối thiểu 01 công trình trụ sở ngân hàng có giá trị >10 tỷ.

Điều 18 Nghị định 63/2014 có quy định về: 

3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;

b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.

Như vậy với quy định của pháp luật thì nhà thầu được phép làm rõ tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực kinh nghiệm. trong HSMT

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo