Lại Thị Nhật Lệ

Đăng kí bồ sung ngành nhề kinh doanh và thủ tục pháp lý bán sản phẩm đúng quy định.

Công ty Xây dựng muốn sản xuất Cống hộp bê tông cốt thép hoặc cốt sợi polyme để bán ra thị trường, thủ tục pháp lý cần thiết để Công ty xây dựng có thể bán sản phẩm ra thị trường theo đúng quy định của Pháp luật.


Câu hỏi xin tư vấn:

Xin kính chào Luật sư ạ. Em tên là Nguyệt A, là nhân viên của Công ty Xây dựng ở HP.Công ty em muốn sản xuất Cống hộp bê tông cốt thép hoặc cốt sợi polyme để bán ra thị trường như là sản phẩm.Vậy em kính nhờ Luật sư tư vấn giúp các thủ tục pháp lý để Công ty em có thể bán sản phẩm đúng quy định của Pháp luật.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời: Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi! Công ty Luật Minh Gia xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Công ty bạn muốn sản xuất bê tông cốt thép hoặc cốt sợi polyme để bán sản phẩm ra thỉ trường theo đúng quy định của pháp luật cần thực hiện các thủ tục pháp lý sau:
  •  Đăng kí kinh doanh:

Nếu công ty chưa đăng kí nghành nghệ kinh doanh này thì phải đăng kí bổ sung ngành nghề kinh doanh tại sở kế hoạch và Đầu tư tại HP.

Căn cứ theo Điều 49/2015/ NĐ - CP về thông báo bổ sung, sửa đổi ngành nghề kinh doanh.

- Gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nội dung Thông báo bao gồm:

+ Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);

+ Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;

+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,

- Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.

- Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
 
  • Đăng kí tiêu chuẩn chất lượng
- Mục đích của việc đăng kí tiêu chuẩn chất lượng là để nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm trên thị trường. Và là một trong những điều kiện pháp lí cần thiết của một sản phẩm để được lưu thông trên thị trường.

Theo Đại diện sở hữu trí tuệ - Đăng kí bảo hộ thương hiệu hồ sơ đăng kí tiêu chuẩn chất lượng bao gồm:


- Giấy phép đăng ký kinh doanh bản sao công chứng;

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu hóa lý; chỉ tiêu vi sinh; chỉ tiêu kim loại nặng) tại trung tâm kiểm định đo lường sản phẩm

-  03 Mẫu sản phẩm yêu cầu kiểm nghiêm;

- Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở (do cơ sở đưa ra các thông số kỹ thuật của sản phẩm, chất liệu làm ra sản phẩm, tính năng, công dụng của sản phẩm, xuất xứ của sản phẩm…)  tại trung tâm kiểm định đo lường sản phẩm
  •  Đăng kí lưu hành sản phẩm: 
Theo Đại diện sở hữu trí tuệ - Đăng kí bảo hộ thương hiệu hồ sơ đăng kí lưu hành sản phẩm bao gồm:

+ Đơn xin đăng ký (theo mẫu)

+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+  Bản kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng hoá chất, chế phẩm của các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp. Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam không kiểm nghiệm được thành phần và hàm lượng thì có thể sử dụng kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng của các nhà sản xuất có uy tín trên thế giới, hoặc của những nước có Hiệp định về chất lượng hàng hoá với Việt Nam. Trong trường hợp nghi ngờ, Bộ Y tế sẽ gửi mẫu ra nước ngoài để kiểm nghiệm và cơ sở xin đăng ký phải chịu mọi chi phí cho việc kiểm nghiệm.

+ Giấy chứng nhận hoặc tài liệu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về sản phẩm đã được phép lưu hành hoặc chứng chỉ bán tự do của nước sở tại hoặc của ít nhất là một nước đang cho phép sử dụng (đối với hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn nhập khẩu).

- Tài liệu kỹ thuật về những vấn đề sau:

+ Thành phần, cấu tạo

+ Tác dụng và hướng dẫn sửdụng

+ Tác dụng phụ, cách xử lý

+ Tính ổn định và cách bảo quản

+ Quy trình sản xuất
  • Đăng kí mã số, mã vạch cho sản phẩm
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp khi áp dụng mã số mã vạch là quản lý mã mặt hàng (mã I) của mình theo nguyên tắc mỗi mã số tương ứng với một loại sản phẩm duy nhất, không được nhầm lẫn.

 Theo Đại diện cục cở hữu trí tuệ, đăng kí bảo hộ thương hiệu, hồ sơ đăng ký mã số, mã vạch cho sản phẩm gồm:

-  Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập
 
- Bản đăng ký sử dụng MSMV (theo mẫu quy định)
 
-  Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu quy định
 
- Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam theo mẫu quy định
 
 - Nộp hồ sơ tại: Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam/ Chi cục Tiêu chuần Đo lường Chất lượng


 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Đăng kí bồ sung ngành nhề kinh doanh và thủ tục pháp lý bán sản phẩm đúng quy định.. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

Cv: Vũ Thị Nga - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo