Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Đại diện theo pháp luật của công ty TNHH hai thành viên

Theo quy định pháp luật dân sự và doanh nghiệp hiện hành, tất cả các hoạt động giữa doanh nghiệp với cá nhân, tổ chức khác đều phải thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của công ty. Theo đó, người đại diện sẽ nhân danh và vì lợi ích của doanh nghiệp (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Luật sư sẽ hỗ trợ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về người đại diện theo pháp luật.

Người đại diện của doanh nghiệp sẽ được quy định trong điều lệ, theo quy định pháp luật hoặc theo chỉ định của Tòa án khi tham gia vào quá trình tố tụng. Theo đó, trong quá trình làm việc với tư cách là người đại diện của doanh nghiệp, mọi hành vi của cá nhân đó phải đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và chịu trách nhiệm khi hành vi đại diện của mình dẫn đến việc tổn thất cho doanh nghiệp. Nếu bạn đang là nạn nhân của vụ việc này hoặc đang gặp khó khăn cần giúp đỡ, đừng ngần ngại hãy gửi cho chúng tôi qua hotline 1900.6169 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Tư vấn về trình tự, thủ tục thay đổi người đại diện trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

- Giải đáp thắc mắc về thù lao của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Để làm rõ hơn vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Đại diện theo pháp luật của công ty TNHH hai thành viên.

Câu hỏi: Kính gửi Luật sư, chúng tôi có câu hỏi sau mong được giải đáp: Nếu trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên có An là Giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng thành viên, Bình là Phó giám đốc công ty với Cường là kế toán trưởng có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty được không, biết rằng điều lệ công ty tương tự Luật Doanh nghiệp 2014?

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo quy định tại Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 thì "Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp". Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật doanh nghiệp 2014 thì: “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình"

Trong Luật doanh nghiệp 2014 không có quy định nào nghiêm cấm về việc người đại diện pháp luật của công ty không được kiêm làm công việc của kế toán. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 7 Điều 14 Luật kế toán 2003 thì một trong các hành vi nghiêm cấm đó là: “Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản, trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể.” Căn cứ theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 thì Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì trong trường hợp bạn, Cường (kế toán trưởng của công ty) sẽ không thể làm đại diện theo pháp luật của công ty. Còn An và Bình đều có thể làm người đại diện theo pháp luật cho công ty.

-------

Câu hỏi thứ 2 - Quy định về trách nhiệm khi từ chối giao kết hợp đồng

Kính chào Luật sư! Xin cảm ơn Luật sư đã dành thời gian quý báu của mình để đọc email này, Em viết email này để kính mong Luật sư dành chút thời gian của mình để tư vấn giúp em về việc "đặt cọc mua bán đất đai viết tay". Em xin tóm tắt chuyện là thế này: Cuối năm ngoái - 2017, Nhà em có bán một mảnh đất ở quê, bên cạnh nhà ở hiện tại với số tiền là 210 triệu.Bên nhà em và bên mua có VIẾT TAY một tờ giấy về việc mua bán này, với nội dung chính là: "đặt cọc để làm giấy tờ là 30 triệu, phần còn lại sẽ được thanh toán sau khi có sổ đỏ"Nhưng trong quá trình chờ làm giấy tờ, bên mua lấy lí do là sao giấy tờ làm lâu hơn họ mua, nên đã có 2 lần nói nặng nhẹ lời lẽ xúc phạm khó nghe với nhà em. Nhà em thấy hàng xóm này không được hiền lành, sau này sẽ khó làm hàng xóm được, nên quyết định không bán cho bên mua này nữa, hoàn trả số tiền 30 triệu này lại. Nhưng bên mua dọa là phải bồi thường 30 triệu cho họ, tổng là 60 triệu, mặc dù trong giấy viết tay cũng không có ghi về việc bồi thường => Vậy xin Luật sư vui lòng tư vấn cho em: Nếu nhà em không bán cho họ nữa, hoàn trả đầy đủ số tiền đã cọc, thì nhà em có phải bồi thường số tiền đó không?Em có google tìm hiểu qua nhưng không chắc chắn lắm về trường hợp của nhà em. Nên kính mong Luật sư tư vấn giúp em.Xin cảm ơn Luật sư, chúc Luật sư sức khỏe và thành công. Trân Trọng!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Mức phạt cọc khi vi phạm hợp đồng đặt cọc

>> Trường hợp nào được phạt cọc?

Như vậy, nếu trong trường hợp gia đình muốn từ chối chấm dứt hợp đồng đặt cọc thì anh/chị phải chịu phạt cọc mới mức tương ứng tức là phải trả cho phía bên kia 60 triệu theo quy định pháp luật nêu trên.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo