LS Vy Huyền

Chuyển nhượng vốn góp công ty TNHH có phải nộp thuế TNCN không?

Luật sư tư vấn về việc đóng thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn góp công tư trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên. Quy định về thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn theo quy định của luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành. Tư vấn về căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, cách tính thuế trong từng trường hợp cụ thể.

1. Tư vấn về việc chịu thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Hiện nay việc thành lập các công ty ngày càng nhiều kèm theo đó là tình trạng chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng cổ phần cũng ngày càng gia tăng. Đặc biệt là việc chuyển nhượng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đang là một trong những vấn đề được quan tâm trong thời gian gần đây. Vậy thủ tục chuyển nhượng vốn được quy định như thế nào ? Vấn đề chịu thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn theo quy định của luật thuế thu nhập ca nhân.

Nếu bạn gặp vấn đề này nhưng không có thời gian tìm hiểu quy định của pháp luật, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn ;

+ Căn cứ tính thuế ;

+ Cách tính thuế ;

2. Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn

Nội dung tư vấn:

Kính gửi Công ty Luật Minh Gia! Em có một số thắc mắc nhờ Quý công ty tư vấn giúp ạ. Nhà em có 2 công ty, 1 công ty cổ phần và 1 công ty TNHH 2 TV. Hôm nay có một số thay đổi 2 công ty, em mong được tư vấn giúp. Công ty TNHH 2TV đổi đại diện pháp luật, đổi tên công ty. Người Đại diện pháp luật cũ chuyển nhượng phần vốn góp cho Đại diện pháp luật mới mới. Em nộp mẫu 08 lên thuế, họ nói không cần nộp vì Sở Kế hoạch đầu tư đã cập nhật thông tin, nếu có chuyển nhượng vốn thì khai thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn.Vốn điều lệ là 1.8 tỷ, người chuyển nhượng sở hữu 20% vốn góp- tương đương 360.000.000 đồng. Công ty Cổ Phần thay đổi cổ đông, chuyển nhượng vốn từ cổ đông cũ qua cổ đông mới (là công ty TNHH 2TV). Công ty CP có 4 cổ đông, vốn điều lệ 9 tỷ, 2 cổ đông chuyển nhượng cổ phần sở hữu 10% tương đương 90.000 CP - 900.000.000 đồng và 5% cổ phần tương đương 450.000 CP - 450.000.000 đồng. Tất cả chuyển nhượng cho Công ty TNHH 2TV là 135.000 CP tương đương 1.350.000.000 đồng. Hai công ty hoạt động kinh doanh không hiệu quả, từ ngày thành lập không hoạt động gì hết, không có doanh thu. Các thành viên chỉ đứng tên trên giấy tờ không tham gia hoạt động công ty, vốn góp cũng chỉ  trên giấy tờ thực tế thì không có góp vốn. Nay em thấy chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp phải đóng thuế TNCN, nếu người góp vốn không đóng thì công ty phải đóng.

Hỏi: Cho em hỏi có cách nào để không đóng thuế TNCN không ạ? Vì vốn chỉ là vốn ảo, không có thực tế. 2. Về Công ty TNHH , chuyển nhượng 20% vốn góp tương đương 360 triệu đồng, bên nhận chuyển nhượng trả 360 triệu đồng. Vậy đây có được xem là chuyển nhượng ngang giá? Không phải đóng thuế TNCN có được không ạ? Có Văn bản hay quy định nào nói về việc chuyển nhượng ngang giá không phải đóng thuế không ạ? Thuế yêu cầu kê khai TNCN chuyển nhượng vốn theo mẫu số 04/CNV-TNCN, nộp hợp đồng chuyển nhượng. Nếu em kê khai như sau có hợp lý không ạ?I Xin tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Về việc đóng thuế thu nhập cá nhân khi góp vốn ảo

Căn cứ theo quy định tại Điều 48 về Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của Luật doanh nghiệp năm 2014 như sau:

1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.

2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.

3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:

a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;

b) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;

c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.

4. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.

Do thông tin bạn cung cấp không rõ việc các thành viên công ty của bạn có góp vốn thật hay không hoặc các thành viên chỉ đứng tên trên giấy tờ mà không tham gia hoạt động công ty, vốn góp cũng chỉ  trên giấy tờ thực tế không có góp vốn do đó chia làm hai trường hợp như sau:

Thứ nhất, nếu các thành viên công ty TNHH hai thành viên không có góp vốn theo quy định tại Khoản 2, Điều 48 của Luật doanh nghiệp năm 2014 thì các thành viên không góp vốn phần vốn góp cho công ty như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty theo quy định tại điểm a, Khoản 3, Điều 48 của Luật doanh nghiệp năm 2014. Nếu thành viên chưa góp vốn theo cam kết không còn là thành viên của công ty thì sẽ không được chuyển nhượng quyền cổ phần đó cho người khác do đó hợp đồng chuyển nhượng mua bán cổ phần sẽ bị vô hiệu theo quy định của pháp luật. Do đó, thành viên đó sẽ không phải nộp thuế thu nhâp cá nhân khi hợp đồng chuyển nhượng vốn góp vô hiệu.

Thứ hai, nếu các thành viên có tham gia góp vốn nhưng phần vốn góp không đủ theo đúng cam kết theo quy định tại điểm Khoản 4, Điều 48 của Luật doanh nghiệp năm 2014 thì công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên. các thành viên. Do đó, bạn phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với phần vốn góp khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng vốn góp. 

Nếu như bạn chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp để bạn nộp thuế đối với phần giảm vốn góp theo quy định tại Điều 48 của Luật doanh nghiệp năm 2014.

Nếu bạn không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký thì bạn sẽ bị xử phạt  theo quy định tại Điều 28 về Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp của Nghị định 50/2016/NĐ-CP như sau:

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.

Ngoài ra, về cơ quan thuế yêu cầu bạn kê khai thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng vốn theo mẫu số 04/CNV-TNCN, nộp hợp đồng chuyển nhượng do bạn cung cấp thông tin không rõ cho nên không thể xác định việc bạn kê khai như vậy có hợp lý hay không. Do đó, bạn có thể liên hệ trực tiếp phía cơ quan thuế họ sẽ hướng dẫn bạn về thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân.

Về thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại khoản 4 điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
... 
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.

b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 về Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau

1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp

 Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập tính thuế và thuế suất.

...

d. Cách tính thuế

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

×

Thuế suất 20%

Đối với trường hợp này của bạn, khi bạn chuyển nhượng phần vốn góp thì bạn phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp. Do đó, thuế suất chuyển nhượng vốn góp là 20%. 

Cách tính thuế như sau: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20%.

Ngoài ra, không có quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề chuyển nhượng ngang giá không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Do đó,việc bạn có  20% vốn góp tương đương 360 triệu đồng, bên nhận chuyển nhượng trả 360 triệu đồng bạn phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp.

Thu nhập chịu thuế này sẽ do cá nhân chuyển nhượng vốn có nghĩa vụ kê khai nộp hoặc Công ty sẽ kê khai nộp thuế thay cán nhân và có thể yêu cầu cá nhân hoàn lại số tiền này theo quy định tại khoản 4 điều 26 của Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

4. Khai thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn (trừ chuyển nhượng chứng khoán)

a) Cá nhân cư trú chuyển nhượng vốn góp thực hiện khai thuế theo từng lần chuyển nhượng không phân biệt có hay không phát sinh thu nhập.

b) Cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thực hiện khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 25 Thông tư này và khai thuế theo từng lần phát sinh.

c) Doanh nghiệp làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.

Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp thực hiện khai thay hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp khai thay ghi thêm “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế”đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của doanh nghiệp. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện đúng người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng vốn góp (trường hợp là chuyển nhượng vốn của cá nhân cư trú) hoặc cá nhân nhận chuyển nhượng vốn (trường hợp là chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú).

Do đó, nếu cá nhân chuyển nhượng là cá nhân phát sinh thu nhập thì sẽ phải đóng khoản thuế thu nhập cá nhân trên.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo