Lại Thị Nhật Lệ

Xử phạt hành vi lấn, chiếm đất đai.

Luật sư tư vấn liên quan đến hành vi lấn, chiếm đất của người khác và làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình. Trình tự, thủ tục và phương hướng giải quyết và mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đất.

1. Hành vi lấn chiếm đất đai.

Lấn, chiếm đất đai là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đất đai. Hành vi lấn chiếm đất đai xảy ra rất nhiều trong thời gian gần đây, pháp luật đã và đang có những chế tài xử phạt đối với hành vi này. Mức xử phạt vi phạm sẽ tùy thuộc vào mức độ của hành vi lấn, chiếm đất. Vậy xử lý hành vi lấn chiếm đất đai theo quy định của pháp luật được thực hiện như thế nào? Nếu bạn gặp vấn đề này cần tư vấn, hỗ trợ hay đang có tranh chấp xảy ra mà chưa tìm ra được hướng giải quyết để bảo về quyền lợi cho mình. Bạn hãy liên hệ công ty Luật Minh Gia chúng tôi bằng cách gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi  1900.6169, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Hành vi lấn đất theo quy định của pháp luật ;

+ Hành vi chiếm đất theo quy định của pháp luật ;

+ Mức xử phạt ;

2. Mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đất đai.

Câu hỏi: Nhờ văn phòng tư vấn giúp quy định về xử phạt hành chính về Đất đai như sau: Tôi làm Địa chính tại UBND xã. Ở xã tôi công tác có một hộ gia đình ông A lấn, chiếm đất. Thửa đất này nằm trong quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã. Năm 2008, phát hiện gia đình ông A tập kết vật liệu xây dựng quán để bán hàng ăn, UBND xã đã lập biên bản nhắc nhở và yêu cầu ông A ngừng ngay việc đang vi phạm, trả lại nguyên hiện trạng của đất nhưng ông A không đồng ý và không ký vào biên bản.

Đến cuối năm 2009, UBND xã tiếp tục lập biên bản nhắc nhở gia đình ông A, yêu cầu ông trả lại đất cho UBND xã nhưng ông A không nghe, không ký vào biên bản. Sau đó gia đình ông A tiếp tục bán hàng ăn tại vị trí thửa đất đó. Đến 8/2016, gia đình ông A phá nhà cũ, xây dựng mới kiên cố hơn tại vị trí thửa đất đó. UBND xã đã mời ông A lên Trụ sở UBND và lập biên bản nhắc nhở, lập biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng ông A không chấp hành. Về nguồn gốc thửa đất, theo thông tin tìm hiểu các người cao tuổi tại địa phương thì thửa đất này nằm tiếp giáp Miếu thờ Thần Nông, từ đời xưa không ai làm nhà ở đấy. Hiện tại thửa đất này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ai.

Vậy xin hỏi Luật sư, để xử phạt ông A theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP thì theo điều, khoản nào? Ông A lấn, chiếm đất tín ngưỡng như vậy có áp vào lấn, chiếm đất công được hay không? Sử dụng từ "đất công" có đúng hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định những hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể:

“1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

......”

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì hành vi lấn đất và chiếm đất được định nghĩa như sau:

“1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”

Như vậy, hộ gia đình ông A có hành vi lấn chiếm, sử dụng quỹ đất của UBND để xây dựng quán bán hàng ăn là hành vi trái quy định của pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật về lấn chiếm sử dụng đất. Theo đó, bạn sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi của mình theo quy định tại Điều 10 Nghị định này:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Trong trường hợp này, bạn cần xác định mục đích sử dụng đất mà ông A sử dụng lấn chiếm là gì để đưa ra mức xử phạt hành chính tương ứng và yêu cầu ông A thực hiện khắc phục hậu quả: buộc trả lại đất lấn chiếm và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất. Bạn có thể ra UBND xã hoặc lên văn phòng đăng kí đất đai thuộc phòng tài nguyên môi trường để tra cứu thông tin, xem trích lục hồ sơ đại chính và thông qua UBND cấp tỉnh để xem xét quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương để xác định hiện trạng và mục đích sử dụng của đất.

Đất mà hộ gia đìng ông A lấn chiếm, sử dụng trái phép là đất chưa được cấp, không thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình nào và hiện nay đang thuộc quản lý của UBND xã vì vậy đây cũng được xác định là lấn chiếm đất công. Tuy nhiên, trong luật đất đai và trong nghị định 102/2014/NĐ- CP không có quy định về khái niệm đất công và hành vi lấn chiếm đất công mà chỉ quy định về mục đích sử dụng đất, đất thuộc quỹ đất công ích xã, phường, thị trấn và hành vi lấn chiếm đất với mục đích là đất ở, đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Do đó, để xác định một cách chính xác về mức xử phạt hành chính thì bạn nên làm rõ mục đích sử đụng đất mà ông A thực hiện hành vi lấn chiếm và sử dụng trái phép. Nếu ông A không thực hiện theo đúng quyết định xử phạt hành chính, tiếp tục sử dụng đất và không thực hiện dỡ bỏ khôi phục tình trạng ban đầu của đất thì UBND cấp xã có thể thực hiện các biện pháp cưỡng chế tương ứng. 

>> Luật sư tư vấn thắc mắc về Đất đai qua tổng đài: 1900.6169

-------------------

Câu hỏi thứ 2 - Tư vấn về giải quyết tranh chấp đất đai

Kính gửi luật sư Gia đình em đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2004 nhưng bị hàng xóm lấn ranh(xây nhà trên phần đất gia đình em). Giờ gia đình em muốn đo đạc địa chính để xác nhận lại phần cột mốc ranh giới cho chính xác thì phải làm thế nào?qui trình thực hiện?số tiền chi trả là bao nhiêu? với lại trước đây đường ống thoát nước của hàng xóm đi ngang nhà em nhưng giờ em không muốn cho họ xả thải qua ngang nhà nữa vì vấn đề vệ sinh có được không? đường ranh giới đất nhà em bị cả 4 gia đình hàng xóm lấn ranh giờ em phải làm thế nào để đòi lại công bằng?xin luật sư giải đáp dùm em. Trân trọng cảm ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Tranh chấp về xây tường rào, chiếm lấn đất đai

>> Tranh chấp đất đai do bị hàng xóm lấn chiếm

>> Tư vấn về tranh chấp trong việc xử lý nước thải sinh hoạt

>> Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải theo quy định Bộ luật dân sự?

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Xử phạt hành vi lấn, chiếm đất đai.. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo