Nguyễn Văn Cảnh

Thủ tục làm hộ khẩu ghép thế nào?

Xin kính chào Công ty Luật Minh Gia! Tôi có một số thắc mắc về thủ tục làm hộ khẩu ghép. Xin tư vấn giúp tôi. Ba tôi hiện đang đứng tên hộ khẩu chính của gia đình. Nhà tôi có 5 anh chị e, hiện tại 5 anh chị e đều có gia đình và nhập khẩu về hộ khẩu chính nên số lượng nhân khẩu rất đông.

Tôi có nghe qua thủ tục hộ khẩu ghép, xin tư vấn giúp tôi thủ tục làm hộ khẩu ghép như thế nào và khi tôi đi làm thủ tục hộ khẩu ghép có cần ba tôi (là chủ hộ) đi theo đến cơ quan nhà nước để ký gì ko? (vì ba tôi cũng lớn tuổi nên đi lại khó khăn). Và khi đứng tên hộ khẩu ghép thì tôi có còn quyền lợi gì trong hộ khẩu chính của gia đình không? Hộ khẩu nhà tôi tại TP HCM. Chồng tôi thì nhập khẩu theo vợ nên có được đứng tên chủ hộ trong hộ khẩu ghép không? Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!

Trả lời:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, thủ tục nhập hộ khẩu.

Để làm thủ tục nhập hộ khẩu cho gia đình bạn. Trình tự và thủ tục như sau được quy định tại Điều 21 Luật Cư trú:

Thủ tục đăng kí thường trú

“1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Thứ hai, vấn đề đứng tên chủ hộ

Chồng bạn sẽ được nhập vào hộ khẩu của ba, mẹ bạn. Tuy nhiên, việc chồng bạn có được đứng tên chủ hộ hay không? phải có sự đồng ý của ba, mẹ bạn. Nếu ba, mẹ bạn đồng ý cho chồng bạn đứng tên chủ hộ, sẽ phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật cư trú:

“Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.”

Hộ khẩu ghép ở đây được hiểu là trên cùng 1 vị trí đất có thửa có nhiều hộ gia đình khác nhau sinh sống theo những sổ hộ khẩu riêng biệt. Đây là vấn đề về quản lý cư trú của cá nhân nên không ảnh hưởng đến quyền lợi về tài sản của người chủ sử dụng đất.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo