Nguyễn Văn Cảnh

Xây dựng nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào?

Thắc mắc về hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong đất đai và xây dựng là thắc mắc chung của những người đã tiến hành xây dựng công trình không phù hợp với quy định pháp luật ( dù là vô ý hay cố ý). Nếu bạn hoặc người thân có hành vi xây dựng công trình trên đất nông nghiệp thì bạn cần có kiến thức về xử phạt vi phạm hành chính, cũng như các hệ quả pháp lý nếu xây dựng công trình trái quy định của pháp luật để có hướng xử lý phù hợp.

1. Luật sư tư vấn về hành vi xây dựng công trình trái quy định của pháp luật, xây nhà trên đất nông nghiệp.

Việc xây nhà trái quy định pháp luật là việc không cá nhân, tổ chức nào mong muốn. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, do nhiều yếu tố khác nhau có thể dẫn đến việc sai phạm trong xây dựng như: Lấn chiếm đất xây dựng, hành lang giao thông; xây dựng sai so với giấy phép xây dựng; xây dựng trên đất nông nghiệp,.... Khi có hành vi xây dựng trái pháp luật diễn ra thì chế tài xử lý của pháp luật sẽ được áp dụng. Nếu bạn đang rơi vào tình huống như vậy, hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được cung cấp các thông tin, quy định mới nhất về hành vi này để bảo vệ quyền, lợi ích của bạn. 

Nếu bạn chưa hiểu rõ về pháp luật đất đai, xây dựng muốn tìm hiểu hoặc đã thực hiện việc xây dựng trái quy định pháp luật, hãy Đặt câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi: 1900.6169 để được các Luật sư nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, xây dựng tư vấn, hướng dẫn giải quyết. 

Ngoài ra, bạn có thểm tham khảo tình huống dưới đây để hiểu thêm về xử lý trường hợp xây dựng nhà trên đất nông nghiệp.

2. Xử phạt đối với hành vi xây dựng trái pháp luật trên đất nông nghiệp

Em có câu hỏi như sau: Bố em được quyền sử dụng đất thổ cổ cư - đất vườn: 1047 m2 sử dụng lâu dài. Năm 1991 bố em đã xây nhà ở trên đất vườn. Năm 1994 bố em cho vợ chồng em ra ở riêng trên đất vườn có nhà ở và tài sản gắn liền với đất.  Năm 1995 UBND xã gọi bố em lập biên bản Biên bản, do bố em xây nhà từ năm 1991 chưa có quy định về luật đất đai nên không bị phạt hành chính, sau đó vợ chồng em vẫn được ở ổn định không có tranh chấp. Đến năm 2013, bố em tách sổ đỏ chia đất cho 2 anh em. Em trai thì ở đất cũ, giấy chứng nhânn quyền sử dụng đất là nhà ở và đất vườn. Còn nhà e giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là trồng cây lâu năm.  Luật sư tư vấn giúp em như thế có đúng không, nếu sai em phải làm thế nào thì được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất. Gia đình em Thuộc hộ nghèo năm 2019, vừa thoát nghèo năm 2020. Em xin cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

“ Điều 10. Phân loại đất

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;”

Hiện nay, không có quy định về đất vườn theo quy định của Luật đất đai 2013 nên việc tách và ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là diện tích đất trồng cây lâu năm phụ thuộc vào quy hoạch sử dụng đất và tình trạng sử dụng đất thực tế. Theo đó, diện tích đất của anh là đất nông nghiệp nên sẽ không được tiến hành xây dựng trên diện tích đất đó.

–  Về nguyên tắc sử dụng đất:

Theo quy định tại Điều 6 Luật Đất Đai 2013, nguyên tắc sử dụng đất như sau:

“1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Theo đó, bạn không thể xây nhà trên đất trồng cây lâu năm, nếu bạn sử dụng sai mục đích sử dụng đất sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Để xây nhà trên đất trồng cây lâu năm thì bạn cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Trường hợp của bạn tuy Ủy ban nhân dân cấp xã không tiến hành xử phạt nhưng việc xây dựng trên đất nông nghiệp – đất trồng cây lâu năm là vi phạm quy định của pháp luật và có thể bị tiến hành xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.  Theo đó, Trong trường hợp của bạn xây nhà trên phần đất trồng cây lâu năm mà chưa tiến hành thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất cũng chưa xin giấy phép xây dựng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi trên. Cụ thể, Nghị định 102/2014/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:

Điều 8. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

2. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

...

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Đồng thời, tại khoản 6 và khoản 9 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP:

Điều 13. Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng

6. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

...

9. Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Điểm b Khoản 7 Điều này mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng

Như vậy, ngoài việc xử phạt hành chính đối với hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, buộc phải tháo dỡ công trình nhằm khôi phục lại trạng thái ban đầu của đất thì bạn sẽ phải nộp phạt thêm đối với hành vi xây dựng mà không có giấy phép xây, nộp lại số lợi bất hợp pháp theo quy định.

>> Đặt câu hỏi cho chúng tôi qua email 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo