Nguyễn Kim Quý

Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất để xây nhà từ năm 2009 có là hành vi vi phạm quy định của pháp luật?

Luật sư tư vấn về hành vi tự ý lấn đất xây nhà ở đối với phần đất được cha mẹ tặng cho. Hành vi lấn đất diễn ra từ năm 2009 thì có phải là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về Đất đai hay không?

Nội dung tư vấn: Năm 1997, tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa 219 tờ bản đồ số 4 tổng diện tích 940 mét vuông: 340 mét vuông đất ở lâu dài và 600 mét vuông ao lâu dài. Năm 2008, tôi cho con gái tôi 110 mét vuông ao. Năm 2009, con tôi tự vượt lập xây nhà ở lâu dài như vậy có hợp pháp không. Tôi mong đoàn luật sư tư vấn giúp cho tôi. Xin trân trọng cảm ơn.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

 

Bạn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích 940 m2 trong đó có 340 m2 đất ở lâu dài và 600 m2 là diện tích ao và đã cho con gái 110 m2 thuộc phần diện tích ao. Năm 2009, con gái bạn vượt lập xây nhà ở lâu dài trên phần diện tích đất ao đó thì hành vi này là hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất. Bởi việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ao là đất nông nghiệp sang đất ở là đất phi nông nghiệp thì cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền căn cứ quy định tại Điều 36 Luật Đất đai 2003 và Điều 57 Luật Đất đai 2013 như sau:

 

“Điều 36. Chuyển mục đích sử dụng đất

 

Việc chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất quy định tại Điều 13 của Luật này được thực hiện như sau:

 

1. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

 

c) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

…”

“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

 

“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

…”

 

Như vậy, hành vi của con gái bạn là hành vi trái quy định của pháp luật đất đai và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 8 Nghị định 102/2014/NĐ-CP như sau:

 

“Điều 8. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

2. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

 

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

 

b) Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

 

c) Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

 

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

 

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

 

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

 

Vì hành vi của con gái bạn diễn ra từ năm 2009 nên theo quy định tại Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

 

“Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

 

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

 

a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:

 

Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

…”

 

Nếu hành vi của con gái bạn đã kết thúc từ năm 2009 thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với hành vi vi phạm của con gái bạn đã hết, tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm theo quy định tại Điều 8 Nghị định 102/2014/NĐ-CP.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo