Phương Thúy

Tư vấn xin cấp GCNQSDĐ đối với đất được thừa kế.

Di chúc là văn bản hoặc lời nói thể hiện ý chí, nguyện vọng của một người trong việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết. Người được hưởng phần di sản có thể là cá nhân hoặc là tổ chức, có thể là người thân thích hoặc không thân thích, điều này còn phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản. Vậy, trong trường hợp người chết không để lại di chúc thì chia di sản như thế nào là đúng theo quy định pháp luật.

1. Luật sư tư vấn.

Nếu bạn đang trong tình huống khó khăn này và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline 1900.6169 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Tư vấn về con ngoài giá thú có được quyền hưởng di sản thừa kế không

- Tư vấn về thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế.

- Tư vấn về điều kiện có hiệu lực của di chúc khi không có công chứng, chứng thực hoặc không có người làm chứng

Bên cạnh đó, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Tư vấn xin cấp GCNQSDĐ đối với đất được thừa kế.

Xin chào Luật Minh Gia.Tôi có thắc mắc về đất đai mong Cty tư vấn giúp. Nội dung như sau: Ông ngoại tôi(đã mất) có 1 mảnh đất rộng 680 m2, có giấy chứng nhận của phường xã nơi cư trú xác nhận năm 1996. Trên giấy xác nhận đó có cả tên của mẹ tôi là đồng sở hữu. Sau khi ông ngoại tôi mất có để lại thừa kế toàn bộ mảnh đất cho mẹ tôi. Mẹ tôi sau đó có chia cho cậu và dì tôi mỗi người 1 mảnh. Cậu tôi đã bán mảnh đã dc chia là 165m2 cho người khác, còn 1 mảnh 84m2 đứng tên dì tôi, 1 mảnh 194m2 đứng tên mẹ tôi. Còn lại diện tích 237m2 vẫn nằm trên đất cũ chưa sang tên. Trong thời gian làm tách bìa đất cho mẹ và dì tôi,bìa có làm lại với tên của ông tôi với diện tích chỉ là 278m2. Còn phần 237m2 chưa làm lại bìa đất. Và tờ bản đồ gốc ban đầu 680m2 ủy ban thành phố đã giữ lại,chỉ cấp bìa 278m2 đứng tên ông ngoại tôi. Vậy tôi xin hỏi bây giờ tôi muốn làm bìa đất của phần đất 237m2 đó thì cần những thủ tục gì? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời tư vấn: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như bạn trình bày thì 273m2 đất chưa sang tên có nguồn gốc đất thuộc sở hữu chung của mẹ bạn và ông bạn có giấy chứng nhận của phường xã nơi cư trú xác nhận năm 1996. Khi ông bạn mất có để lại thừa kế toàn bộ mảnh đất cho mẹ bạn. Bạn cần xem xét việc để lại di sản thừa kế của ông bạn có di chúc hay không?

Trường hợp có di chúc và di chúc đó có hiệu lực pháp luật thì toàn bộ mảnh đất 680m2 thuộc sở hữu của mẹ bạn. Việc mẹ bạn cho cậu và dì bạn là việc tặng cho đất giữa cá nhân với nhau. 273m2 đất chưa sang tên cũng thuộc quyền sở hữu của mẹ bạn. Mẹ bạn có quyền đi xin cấp GCNQSDĐ đứng tên của mình. Mẹ bạn có thể chuẩn bị hồ sơ để xin cấp GCNQSDĐ lần đầu như sau:

Theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT liên quan đến hồ sơ địa chính.

Theo đó, hồ sơ đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) lần đầu gồm:

- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo mẫu)

- Một trong các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hoặc Điều 31, 32, 33, 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP .

- Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất nếu trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất chưa có sơ đồ tài sản đúng với hiện trạng.

- Chứng từ tài chính đất đai như giấy tờ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có)

Trường hợp ông nội bạn không để lại di chúc

Diện tích đất 680m2 là đồng sở hữu của mẹ bạn và ông bạn. Diện tích đất mẹ bạn đã chia cho cậu và dì của bạn là lấy từ diện tích đất thuộc sở hữu của ông bạn. Khi đó, nếu mẹ bạn muốn xin cấp GCN quyền sử dụng đất 270m2 đứng tên mình thì mẹ, cậu, dì của bạn phải lập một bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Điều 58 Luật công chứng năm 2014 quy định những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà không chia di sản thừa kế thì có thể yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

Khoản 1 Điều 48 Luật công chứng năm 201 quy định, những người yêu cầu công chứng phải ký vào văn bản trước mặt công chứng viên.

Như vậy, văn bản thỏa thuận liên quan tới di sản thừa kế được lập phải có chữ ký của tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bạn gồm có mẹ, cậu, dì của bạn.

Hồ sơ mẹ bạn cần chuẩn bị:

- Biên bản họp gia đình về thống nhất giao đất cho anh cả đứng tên;

- Biên bản xác định danh giới tiếp giáp giữa các hộ liền kề xác nhận không có tranh chấp;

- Đơn đề nghị cấp sổ đỏ;

- Một trong các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hoặc Điều 31, 32, 33, 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP .

- Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất nếu trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất chưa có sơ đồ tài sản đúng với hiện trạng

- Chứng từ tài chính đất đai như giấy tờ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Mẹ bạn có thể nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để xin cấp GCNQSDĐ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo