Luật sư Việt Dũng

Tư vấn về việc đòi lại đất khi cho người khác sử dụng

Kính thưa luật sư! Tôi có sự việc muốn nhờ công ty tư vấn như sau: Năm 1970 ba mẹ có cho tôi 1000 m2 đất ruộng (không có giấy chia đất) .Thời đó nhà nước cấp quyền sử dụng đất cho người dân

 

Năm 1982 tôi thuê nhân công vun đắp lên thành đất thổ để xây nhà (chưa có giấy quyền sử dụng đất). Năm 1983 tôi có em trai xin ở nhờ trên phần đất đó (cho ở nhờ không có giấy tờ). Năm 1988 tôi muốn lấy lại phần đất đó nhưng em trai tôi không chịu trả và xây nhà ở vững chắc trên đó. Lần 1 :Tôi gửi đến ủy ban xã nơi tôi cư ngụ họ không giải quyết. Lần 2 :Tôi gửi đơn đến tòa án huyện họ thụ lý hồ sơ của tôi. -  Đơn tôi gửi về tòa án huyện tòa án tiến hành như sau: Tòa án bắt tôi đóng án phí 750.000 đồng để tòa án đo đạc lại phần đất tôi đi tranh chấp. Nhưng khi tòa án đo phần đất tôi tranh chấp thì phát hiện ra trong đơn tôi ghi sai tên thửa đất tôi đi đòi lại.(ví dụ : tôi đòi phần đất A nhưng trong đơn tôi ghi đòi phần đất B).Tòa án bắt tôi đóng tiền 7.000.000 đồng để đo lại phần đất tranh chấp (trong khi chưa bác bỏ đơn sai). Tòa án lên đo lại và đưa tôi nguyên bản vẽ đất của em trai bao gồm có phần đất tôi tranh chấp và phần đất em trai tôi (vì họ nói do đất có phần mở rộng nên phải đo toàn bộ phần đất em trai tôi mới biết được phần đất tôi đi đòi lại).Tòa án kêu tôi làm một đơn khác gửi về tòa án huyện để xử lại. Bây giờ tòa án huyện kêu tôi đóng thêm tiền để đo đạc phần tranh chấp đất lại. Tôi không chấp nhận đóng thêm tiền vì tôi đã đóng tiền lần trước để mua bản vẽ .Nếu như xử lại thì tòa án có thể dùng bản vẽ đã đo đạt rồi để mà xử lý.(bản vẽ do tòa án cử công ty xuống đo đạc và có mộc của công ty). Luật sư cho tôi hỏi:

 

 1/ Nếu như tòa án bắt tôi đóng thêm tiền thì tôi có thể lấy lại số tiền lần trước tôi đóng hay không? Nếu được xin hướng dẫn tôi làm thủ tục lấy lại số tiền đó.

 

2/ Tòa án bắt thêm tiền để đo đạc lại như thế có hợp lý hay không?

 

3/ Phần đất tôi tranh chấp như thế có thắng kiện hay không?(hai bên bây giờ chưa ai có giấy quyền sử dụng đất).Tôi rất mong sự trả lời của luật sư.Tôi chân thành cám ơn rất nhiều.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, Căn cứ vào quy định tại khoản 2 điều 27 Nghị quyết 326/2016/ NQ- UBTVQH14 có quy định về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quy định như sau:

 

2. Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

 

a) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyn sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyn sở hữu tài sn và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;

 

b) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyn sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyn sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.

 

Đồng thời theo quy định tại điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định như sau:

 

 Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

….

3. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

 

Như vậy trong trường hợp Tòa án chưa thụ lý vụ án thì bạn có quyền rút lại đơn mà không bị mất án phí. Nếu 750 000 bạn nộp tại tòa có biên lai ghi nhận là án phí mà hiện tại tòa án chưa thụ lý cho nên khi rút đơn khởi kiện để sửa đổi lại thì bạn có thể được trả án phí.  Tuy nhiên theo thông tin bạn cung cấp số tiền bạn nộp tại Tòa án là tiền phí đo đạc đất đai cho nên có thể sẽ không được đòi lại. Nếu bạn thấy có khoản thu không có hóa đơn chứng từ ghi nhận hợp lệ thì có thể yêu cầu phía đại diện đã đo đạc đất đai hoặc Tòa án trả lời làm rõ.

 

Thứ hai, bạn nên yêu cầu Tòa án đưa ra căn cứ lý do đo thêm phần đất nào? Bởi lẽ trước đây đã thực hiện việc đo đạc địa chính phần đất này, hiện tại mà đo đạc lại thì không có căn cứ. Do vậy nếu như lý do đưa ra là đo đạc là phần đất tranh chấp đã được đo từ trước thì Tòa án không được yêu cầu đóng thêm tiền để đo đạc lại.

 

Thứ ba, chúng tôi không thể khẳng định vụ việc của bạn có thắng kiện hay không khi chỉ thông qua những dữ liệu như vậy. Chỉ có thể nói rằng nếu bạn có những chứng cứ pháp lý cho rằng người em mượn đất của bạn để sử dụng, đồng thời bạn có bằng chứng để khẳng định diện tích đất đấy là của bạn thì bạn cung cấp lên Tòa án để có thể đảm bảo quyền lợi của mình. Để xác định quyền của bạn cũng như quyền của người em bạn đối với mảnh đất này thì trước hết cần xem xét các giấy tờ liên quan đến mảnh đất đó. Tại mỗi địa phương thì cơ quan địa chính sẽ lập và quản ký hồ sơ địa chính để quản lý tình hình sử dụng đất tại địa phương mình. Khi giải quyết tranh chấp để xác định quyền của các bên liên quan thì các bên có thể dựa vào các loại hồ sơ địa chính như: bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai ….

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Hà Tuyền - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo