Trần Phương Hà

Trích lục bản đồ địa chính, trích lục thửa đất online thế nào?

Trình tự, thủ tục tiến hành trích lục đất đai, trích lục bản đồ địa chính được thực hiện như thế nào? Đối tượng nào được tiến hành trích lục đất đai? Cơ quan có thẩm quyền trích lục đất đai theo quy định của pháp luật? Qua bài viết này Luật Minh Gia tư vấn, giải đáp các vấn đề trên như sau:

1. Tư vấn về thủ tục bản đồ địa chính, trích lục đất đai

- Trích lục thửa đất hay trích đo thực địa là việc sao chép và thể hiện lại thông tin của một thửa đất. Cung cấp thông tin về hình dáng, diện tích, vị trí của thửa đất nhằm giúp người sử dụng đất thực hiện các quyền về đất đai như tặng cho, mua bán, thừa kế đất đai,… Theo đó, để có các thông tin về thửa đất hoặc thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần có trích lục thửa đấy.

- Nếu bạn đang có thắc mắc về quy định pháp luật về trích lục, trích đo thửa đất, hãy liên hệ với chúng tôi để được các Luật sư, chuyên viên tư vấn hướng dẫn, tư vấn các vấn đề còn vướng mắc.

- Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn dưới đây để có thêm thông tin pháp lý và đối chiếu với tình huống của mình.

2. Thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính, trích lục về đất đai

Câu hỏi:

Chào luật sư, Lần trước tôi có hỏi về việc phân chia đất đai thừa kế của ông bà tôi cho mẹ tôi và các con của bác tôi (Đã mất) khi ông bà tôi chỉ cho mẹ tôi đất qua miệng, ông bà mất không có để lại di chúc. Nay việc thỏa thuận phân chia đã xong và đã mời bên công chứng, địa chính của phường lập biên bản thỏa thuận phân chia thừa kế.

Hiện tại mẹ tôi muốn làm trích lục đất cho mảnh đất được thừa kế. Đất của ông bà được chia từ những năm 1950. Có giấy tờ phân đất của nhà nước nhưng vợ của bác tôi nói là đã mất. Trên sơ đồ phân mảnh đất ở địa chính phường có thông tin về mảnh đất của ông bà tôi. Do vậy, Bên công chứng và địa chính phường đã chỉ dẫn với mẹ tôi muốn làm trích lục cho mảnh đất được thừa kế của mẹ tôi phải làm trích lục cho cả mảnh đất của ông bà (Gồm cả phần thừa kế của các con bác tôi). Nhưng vợ của bác tôi cùng các con của bác ấy lại không muốn làm trích lục.

Vậy, nhờ công ty tư vấn giúp để làm riêng trích lục cho mảnh đất đã thừa kế của mẹ tôi thì có cách nào không ạ! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, về vấn đề của anh chúng tôi xin được giải đáp như sau:

- Thứ nhất về thủ tục trích lục thông tin đất đai

Để tiến hành thủ tục xin trích lục thông tin đất đai bạn cần làm phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai theo quy định tại Thông tư 34/2014/TT - BTNMT theo mẫu sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………., ngày ….. tháng ….. năm ………

PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ

Vào sổ tiếp nhận hồ sơ: ……… Giờ … phút, ngày …/…/… Quyển số …….. Số thứ tự ……………

Người nhận hồ sơ
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHIẾU YÊU CẦU CUNG CẤP DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI

Kính gửi: ............................................................

1. Tên tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu:

.................................................................................

Đại diện là ông (bà) ……. Số CMTND/Hộ chiếu ...........

cấp ngày …../…../……. tại…………; Quốc tịch ..............

2. Địa chỉ: .......................................................................

3. Số điện thoại ……………………; fax …………………;

E-mail: ............................ ;

4. Danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp của Thửa đất số ………, địa chỉ

Đánh dấu "X" vào nội dung cần cung cấp thông tin):

□ Thửa đất 1

□ Người sử dụng đất 2

□ Quyền sử dụng đất

□ Tài sản gắn liều với đất

□ Tình trạng pháp lý

□ Lịch sử biến động

□ Quy hoạch sử dụng đất

□ Trích lục bản đồ

□ Trích sao GCNQSDĐ

□ Giao dịch đảm bảo

□ Hạn chế về quyền

□ Giá đất

 

 Tất cả thông tin trên

5. Mục đích sử dụng dữ liệu:

.................................................................

6. Hình thức khai thác, sử dụng và phương thức nhận kết quả: ................. bộ

□ Bản giấy sao chụp

□ Gửi EMS theo địa chỉ

□ Nhận tại nơi cung cấp

□ Fax

□ Lưu trữ điện tử USB, CD

□ Email

7. Cam kết sử dụng dữ liệu: Tôi cam đoan không sử dụng dữ liệu được cung cấp trái với quy định của pháp luật và không cung cấp cho bất kỳ bên thứ ba nào khác.

  

NGƯỜI YÊU CẦU
(Ký, ghi rõ họ tên
và đóng dấu nếu là cơ quan, tổ chức)

1 Dữ liệu Thửa đất bao gồm: Số hiệu thửa đất, số tờ BĐĐC, diện tích, địa chỉ.

2 Dữ liệu Người sử dụng đất bao gồm: Họ tên vợ chồng, năm sinh, CMND, địa chỉ.

- Thứ hai về quy định đối với thủ tục xin cấp trích lục thửa đất

Điều 12 Thông tư 34/2014/TT - BTNMT quy định trình tự, thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai:

"1. Việc nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

a) Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;

b) Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;

c) Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

2. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết.

3. Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

4. Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định sau:

a) Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;

b) Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.

Theo quy định của pháp luật, mẹ anh cần phải thục hiện việc xin trích lục cả thửa đất trên mà không thể thực hiện trích lục riêng phần đất mà mẹ bạn được thừa kế. Trường hợp thửa đất đó chưa được tách thửa, mẹ anh vẫn có quyền được xin trích lục toàn bộ thửa đất trên.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo